Bài đăng mới

Hiển thị các bài đăng có nhãn GV tiếng anh. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn GV tiếng anh. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 31 tháng 1, 2020

GD&ĐT – Năm học mới đã đi hết nửa học kỳ rồi nhưng nhiều trường học ở TPHCM vẫn căng thẳng với bài toán sắp xếp thời khóa biểu vì thiếu Giáo Viên tiếng Anh. 
Giáo viên tiếng anh dạy cho các em học sinh việt nam. “Ảnh minh họa/ntlam”.
Lãnh đạo ngành GD-ĐT TPHCM cho biết, trong kỳ tuyển dụng viên chức đầu năm, ở khối trường do Sở quản lý, nhu cầu Giáo Viên tiếng Anh là 80 người nhưng chỉ có 65 ứng viên nộp đơn tham gia ứng tuyển.
Tình hình càng căng hơn ở cấp Phòng GD&ĐT. Như ở quận 8, chỉ tiêu tuyển 8 Giáo Viên tiếng Anh tiểu học nhưng không có người tham gia ứng tuyển. Còn ở quận Tân Phú, chốt hồ sơ cần 47 GV tiếng Anh nhưng chỉ có 13 hồ sơ ứng tuyển. Khó nhất vẫn là tìm GV tiếng Anh tiểu học.
Chỉ còn thời gian không dài nữa, thực hiện Chương trình GDPT mới, môn Tiếng Anh sẽ là môn học bắt buộc đối với cả học sinh bậc tiểu học. Đây là căn cứ pháp lý để tới đây các địa phương tiến hành tuyển dụng GV theo vị trí việc làm, đảm bảo thực hiện chương trình mới. Có định biên là lối mở cho việc tuyển dụng nhưng cũng không quá lạc quan để tin rằng đây sẽ là “đũa thần” giải quyết bài toán thiếu GV tiếng Anh.
Bởi thực tế, ngoài vấn đề định biên, một rào cản lớn trong tuyển dụng GV tiếng Anh cho tiểu học nói riêng và các bậc học khác nói chung, vẫn là chế độ chính sách phù hợp cho đối tượng này. Câu chuyện thu nhập của GV tiếng Anh ở đô thị lớn vẫn là bài toán khó giải. Ở TPHCM hiện nay, với trình độ tương đương chuẩn CĐ, ĐH của GV tiếng Anh, việc tìm kiếm một việc làm có mức lương khởi điểm 8 – 10 triệu đồng/tháng không phải quá khó. Trong khi xuất phát điểm lương Giáo Viên tiếng Anh tập sự chỉ vài ba triệu đồng/tháng.
Để giải quyết nhu cầu Giáo Viên tiếng Anh, thời gian qua, nhiều đơn vị đã linh động mời GV thỉnh giảng để đảm bảo yêu cầu học ngoại ngữ cho học sinh. Có nơi, có lúc nhà trường lại “phá rào” để GV tiếng Anh tiểu học chỉ dạy 2 lớp 16 tiết/tuần (thay vì 23 tiết theo quy định); ngoài nhận lương theo quy định của Nhà nước, còn ưu ái cho GV nhận thêm khoảng 65% trong tổng thu từ tiếng Anh tăng cường do phụ huynh đóng góp…
Tuy nhiên, những giải pháp trên chỉ là tình thế, trong điều kiện chương trình hiện hành môn Tiếng Anh bậc tiểu học là môn tự chọn nên các địa phương có thể linh động xã hội hóa. Còn khi đã thực hiện định biên, với những yêu cầu chuẩn mực kiểu như GV tiếng Anh tiểu học bắt buộc phải tốt nghiệp ngành sư phạm; ngoại ngữ thứ hai của ứng viên phải đạt bậc hai theo khung năng lực ngoại ngữ sáu bậc dùng cho Việt Nam; phải dạy đủ 23 tiết nghĩa vụ, lương theo thang bảng lương Nhà nước… thì không dễ dàng linh động để giúp GV tiếng Anh có thu nhập tương đối, yên tâm dạy học như một số nơi đang làm.
“Chế độ đãi ngộ đối với GV tiếng Anh chưa tương xứng là một rào cản khiến chúng ta khó khăn trong việc tuyển dụng” – ông Nguyễn Văn Hiếu, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT TPHCM nhiều lần kiến nghị. Vậy nên chẳng phải có sự khác biệt trong chế độ đãi ngộ với GV tiếng Anh, để giáo dục đạt được tầm nhìn của Chính phủ về một thế hệ sau nói tiếng Anh như ngôn ngữ thứ hai, hội nhập với khu vực, quốc tế?.
Theo: Tâm An
tiếng anh

HCM THIẾU HỤT GIÁO VIÊN TIẾNG ANH VÌ SAO?

Mic.seo3  |  at  tháng 1 31, 2020

GD&ĐT – Năm học mới đã đi hết nửa học kỳ rồi nhưng nhiều trường học ở TPHCM vẫn căng thẳng với bài toán sắp xếp thời khóa biểu vì thiếu Giáo Viên tiếng Anh. 
Giáo viên tiếng anh dạy cho các em học sinh việt nam. “Ảnh minh họa/ntlam”.
Lãnh đạo ngành GD-ĐT TPHCM cho biết, trong kỳ tuyển dụng viên chức đầu năm, ở khối trường do Sở quản lý, nhu cầu Giáo Viên tiếng Anh là 80 người nhưng chỉ có 65 ứng viên nộp đơn tham gia ứng tuyển.
Tình hình càng căng hơn ở cấp Phòng GD&ĐT. Như ở quận 8, chỉ tiêu tuyển 8 Giáo Viên tiếng Anh tiểu học nhưng không có người tham gia ứng tuyển. Còn ở quận Tân Phú, chốt hồ sơ cần 47 GV tiếng Anh nhưng chỉ có 13 hồ sơ ứng tuyển. Khó nhất vẫn là tìm GV tiếng Anh tiểu học.
Chỉ còn thời gian không dài nữa, thực hiện Chương trình GDPT mới, môn Tiếng Anh sẽ là môn học bắt buộc đối với cả học sinh bậc tiểu học. Đây là căn cứ pháp lý để tới đây các địa phương tiến hành tuyển dụng GV theo vị trí việc làm, đảm bảo thực hiện chương trình mới. Có định biên là lối mở cho việc tuyển dụng nhưng cũng không quá lạc quan để tin rằng đây sẽ là “đũa thần” giải quyết bài toán thiếu GV tiếng Anh.
Bởi thực tế, ngoài vấn đề định biên, một rào cản lớn trong tuyển dụng GV tiếng Anh cho tiểu học nói riêng và các bậc học khác nói chung, vẫn là chế độ chính sách phù hợp cho đối tượng này. Câu chuyện thu nhập của GV tiếng Anh ở đô thị lớn vẫn là bài toán khó giải. Ở TPHCM hiện nay, với trình độ tương đương chuẩn CĐ, ĐH của GV tiếng Anh, việc tìm kiếm một việc làm có mức lương khởi điểm 8 – 10 triệu đồng/tháng không phải quá khó. Trong khi xuất phát điểm lương Giáo Viên tiếng Anh tập sự chỉ vài ba triệu đồng/tháng.
Để giải quyết nhu cầu Giáo Viên tiếng Anh, thời gian qua, nhiều đơn vị đã linh động mời GV thỉnh giảng để đảm bảo yêu cầu học ngoại ngữ cho học sinh. Có nơi, có lúc nhà trường lại “phá rào” để GV tiếng Anh tiểu học chỉ dạy 2 lớp 16 tiết/tuần (thay vì 23 tiết theo quy định); ngoài nhận lương theo quy định của Nhà nước, còn ưu ái cho GV nhận thêm khoảng 65% trong tổng thu từ tiếng Anh tăng cường do phụ huynh đóng góp…
Tuy nhiên, những giải pháp trên chỉ là tình thế, trong điều kiện chương trình hiện hành môn Tiếng Anh bậc tiểu học là môn tự chọn nên các địa phương có thể linh động xã hội hóa. Còn khi đã thực hiện định biên, với những yêu cầu chuẩn mực kiểu như GV tiếng Anh tiểu học bắt buộc phải tốt nghiệp ngành sư phạm; ngoại ngữ thứ hai của ứng viên phải đạt bậc hai theo khung năng lực ngoại ngữ sáu bậc dùng cho Việt Nam; phải dạy đủ 23 tiết nghĩa vụ, lương theo thang bảng lương Nhà nước… thì không dễ dàng linh động để giúp GV tiếng Anh có thu nhập tương đối, yên tâm dạy học như một số nơi đang làm.
“Chế độ đãi ngộ đối với GV tiếng Anh chưa tương xứng là một rào cản khiến chúng ta khó khăn trong việc tuyển dụng” – ông Nguyễn Văn Hiếu, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT TPHCM nhiều lần kiến nghị. Vậy nên chẳng phải có sự khác biệt trong chế độ đãi ngộ với GV tiếng Anh, để giáo dục đạt được tầm nhìn của Chính phủ về một thế hệ sau nói tiếng Anh như ngôn ngữ thứ hai, hội nhập với khu vực, quốc tế?.
Theo: Tâm An

Có thể bạn quan tâm