Câu chuyện thầy giáo Jaryd Daniel Shaw dạy tiếng Anh ở Đồng Nai. Thầy giáo trẻ gặp khó khăn mùa dịch Covid-19 phải đăng thông tin bán xe. Nhưng lại bị một nam thanh niên người Việt đến thử, rồi chạy trộm luôn khiến cộng đồng mạng sôi sục.
Thầy giáo dạy tiếng Anh đã lấy lại được chiếc xe vào tối 16.8 ở Bệnh viện Dầu Giây
Sau khi câu chuyện được đăng tải, hàng ngàn cư dân mạng đã chia sẻ để truy tìm thủ phạm. Người thanh niên này đã phải tìm cách trả lại chiếc xe.
Lừa đảo có tính toán từ trước
Anh N.T.H (26 tuổi, bạn của Shaw). Người đã đăng lên trang cá nhân của mình câu chuyện của mình; và nhờ các fanpage khác chia sẻ để tìm lại xe máy cho người bạn ngoại quốc. Nội dung bài viết kể Jaryd Daniel Shaw (22 tuổi, quốc tịch Nam Phi). Anh là thầy giáo dạy tiếng Anh tại một trường quốc tế ở TP.Long Khánh, Đồng Nai. Vì dịch, học sinh nghỉ học và công việc khó khăn. Nên Shaw phải đăng bán xe máy của mình trên một trang chuyên mua bán; nhằm lấy tiền trang trải sinh hoạt phí và học phí đại học.
Một nam thanh niên tên T.L.X hỏi mua và hẹn gặp để chạy thử, sau đó thì… chạy luôn. Phát hiện xe có định vị, X. Còn liên lạc lại vờ dò hỏi, thách thức Shaw tự tìm theo định vị đến để lấy lại xe. Tới khi biết định vị xe bị hư, X. đã khóa luôn tài khoản Zalo.
Câu chuyện trên nhận được hơn 1.200 lượt chia sẻ và 500 lượt bình luận trên mạng xã hội. Đa số ý kiến bức xúc vì hành vi lừa trắng trợn của X. Cùng với đó là sự đồng cảm với thầy giáo dạy tiếng Anh ngoại quốc “đã nghèo còn gặp eo”.
Chị Võ Quỳnh Như (đi cùng với Shaw khi bán xe) kể với PV. Tối đó chị cùng Shaw đến gặp X. tại Khu công nghiệp Long Khánh. X. Hỏi nhiều câu liên quan chiếc xe và ngỏ ý muốn chạy thử. Shaw đồng ý và chụp hình X. Thấy vậy, X. lưỡng lự chưa thử mà đứng hỏi tiếp về chiếc xe, sau đó mượn điện thoại của Shaw để chụp hình tiếp chiếc xe, rồi chạy thử. “Khoảng 2 phút sau, tôi và Shaw thấy nghi ngờ nên đuổi theo hướng X. chạy nhưng không thấy nữa. Gọi hay nhắn tin cho X. đều không được. Kiểm tra lại điện thoại thì phát hiện hình ảnh Shaw chụp X. đã bị xóa hết”, chị Như kể.
Hôm sau, X. nhắn tin qua Zalo cho Shaw nhưng không có ý định trả xe. Nên Shaw đã quay clip nhờ bạn đăng lên mạng xã hội.
Shaw hiện là giáo viên tiếng Anh ở Đồng Nai
“Covid-19 ai cũng khó nên tôi tha thứ”
Trả lời PV hôm qua, anh N.T.H kể anh là người mua giúp Shaw xe Suziki này từ trước tết. Tối 16.8, X. gọi anh H. báo xe máy đang được để ở Bệnh viện Dầu Giây; kèm chìa khóa để anh cùng Shaw tự đến lấy về. “Trả xe xong, X. nhắn tin cho Shaw và tôi xin lỗi, mong tha thứ, giải thích rằng đó là hiểu nhầm. Lời giải thích không logic với những gì diễn ra, nhưng Shaw nói sẽ không truy cứu”, anh H. chia sẻ.
Trao đổi với PV, Shaw nói khi biết bị lừa mất xe. Anh đã rất sốc vì lần đầu tiên gặp một thanh niên tệ như vậy ở VN. Hỏi sao không báo vụ việc tới công an, Shaw chia sẻ: “Tôi nghĩ dịch Covid-19 ai cũng khó khăn, người thất nghiệp nhiều nên có thể họ hành động sai lầm. Tôi cho anh ấy cơ hội vì anh ấy nhận ra mình làm sai. Tôi hy vọng anh ấy sẽ thay đổi cách sống của mình vì anh ấy còn có một gia đình của mình”.
Shaw tâm sự, anh được gia đình ở Nam Phi động viên và nhiều người Việt chia sẻ giúp tìm xe nên tinh thần tốt hơn. Anh cảm nhận được tình cảm người Việt dành cho người nước ngoài sinh sống tại đây. “Nhiều tin nhắn động viên, hỏi thăm từ mọi người khiến tôi rất xúc động. Tôi xin cảm ơn cộng đồng mạng đã giúp tôi tìm được xe của mình”, thầy giáo này bộc bạch.
Câu chuyện thầy giáo Jaryd Daniel Shaw dạy tiếng Anh ở Đồng Nai. Thầy giáo trẻ gặp khó khăn mùa dịch Covid-19 phải đăng thông tin bán xe. Nhưng lại bị một nam thanh niên người Việt đến thử, rồi chạy trộm luôn khiến cộng đồng mạng sôi sục.
Thầy giáo dạy tiếng Anh đã lấy lại được chiếc xe vào tối 16.8 ở Bệnh viện Dầu Giây
Sau khi câu chuyện được đăng tải, hàng ngàn cư dân mạng đã chia sẻ để truy tìm thủ phạm. Người thanh niên này đã phải tìm cách trả lại chiếc xe.
Lừa đảo có tính toán từ trước
Anh N.T.H (26 tuổi, bạn của Shaw). Người đã đăng lên trang cá nhân của mình câu chuyện của mình; và nhờ các fanpage khác chia sẻ để tìm lại xe máy cho người bạn ngoại quốc. Nội dung bài viết kể Jaryd Daniel Shaw (22 tuổi, quốc tịch Nam Phi). Anh là thầy giáo dạy tiếng Anh tại một trường quốc tế ở TP.Long Khánh, Đồng Nai. Vì dịch, học sinh nghỉ học và công việc khó khăn. Nên Shaw phải đăng bán xe máy của mình trên một trang chuyên mua bán; nhằm lấy tiền trang trải sinh hoạt phí và học phí đại học.
Một nam thanh niên tên T.L.X hỏi mua và hẹn gặp để chạy thử, sau đó thì… chạy luôn. Phát hiện xe có định vị, X. Còn liên lạc lại vờ dò hỏi, thách thức Shaw tự tìm theo định vị đến để lấy lại xe. Tới khi biết định vị xe bị hư, X. đã khóa luôn tài khoản Zalo.
Câu chuyện trên nhận được hơn 1.200 lượt chia sẻ và 500 lượt bình luận trên mạng xã hội. Đa số ý kiến bức xúc vì hành vi lừa trắng trợn của X. Cùng với đó là sự đồng cảm với thầy giáo dạy tiếng Anh ngoại quốc “đã nghèo còn gặp eo”.
Chị Võ Quỳnh Như (đi cùng với Shaw khi bán xe) kể với PV. Tối đó chị cùng Shaw đến gặp X. tại Khu công nghiệp Long Khánh. X. Hỏi nhiều câu liên quan chiếc xe và ngỏ ý muốn chạy thử. Shaw đồng ý và chụp hình X. Thấy vậy, X. lưỡng lự chưa thử mà đứng hỏi tiếp về chiếc xe, sau đó mượn điện thoại của Shaw để chụp hình tiếp chiếc xe, rồi chạy thử. “Khoảng 2 phút sau, tôi và Shaw thấy nghi ngờ nên đuổi theo hướng X. chạy nhưng không thấy nữa. Gọi hay nhắn tin cho X. đều không được. Kiểm tra lại điện thoại thì phát hiện hình ảnh Shaw chụp X. đã bị xóa hết”, chị Như kể.
Hôm sau, X. nhắn tin qua Zalo cho Shaw nhưng không có ý định trả xe. Nên Shaw đã quay clip nhờ bạn đăng lên mạng xã hội.
Shaw hiện là giáo viên tiếng Anh ở Đồng Nai
“Covid-19 ai cũng khó nên tôi tha thứ”
Trả lời PV hôm qua, anh N.T.H kể anh là người mua giúp Shaw xe Suziki này từ trước tết. Tối 16.8, X. gọi anh H. báo xe máy đang được để ở Bệnh viện Dầu Giây; kèm chìa khóa để anh cùng Shaw tự đến lấy về. “Trả xe xong, X. nhắn tin cho Shaw và tôi xin lỗi, mong tha thứ, giải thích rằng đó là hiểu nhầm. Lời giải thích không logic với những gì diễn ra, nhưng Shaw nói sẽ không truy cứu”, anh H. chia sẻ.
Trao đổi với PV, Shaw nói khi biết bị lừa mất xe. Anh đã rất sốc vì lần đầu tiên gặp một thanh niên tệ như vậy ở VN. Hỏi sao không báo vụ việc tới công an, Shaw chia sẻ: “Tôi nghĩ dịch Covid-19 ai cũng khó khăn, người thất nghiệp nhiều nên có thể họ hành động sai lầm. Tôi cho anh ấy cơ hội vì anh ấy nhận ra mình làm sai. Tôi hy vọng anh ấy sẽ thay đổi cách sống của mình vì anh ấy còn có một gia đình của mình”.
Shaw tâm sự, anh được gia đình ở Nam Phi động viên và nhiều người Việt chia sẻ giúp tìm xe nên tinh thần tốt hơn. Anh cảm nhận được tình cảm người Việt dành cho người nước ngoài sinh sống tại đây. “Nhiều tin nhắn động viên, hỏi thăm từ mọi người khiến tôi rất xúc động. Tôi xin cảm ơn cộng đồng mạng đã giúp tôi tìm được xe của mình”, thầy giáo này bộc bạch.
MIC – Giáo viên tiếng anh dạy học luẩn quẩn đọc với viết, nếu cứ mãi chạy theo bằng cấp, chứng chỉ thì sẽ tạo ra những người thầy “dán nhãn” hữu danh vô thực.
Một giờ học tiếng Anh với giáo viên nước ngoài tại Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi, quận 4, TP.HCM.
Th-S Nguyễn Đình Thanh Lâm cũng bày tỏ các kỳ kiểm tra, thi cử hiện nay vẫn tập trung chủ yếu là đọc – viết. Vì thế cả giáo viên lẫn HS cứ loay hoay với ngữ pháp và tự vựng, đọc rồi viết. Cứ như vậy, không ít giáo viên sử dụng ngoại ngữ ngay trong lớp cũng thấy khó khăn chứ chưa nói là vận dụng trong cuộc sống.
“Nếu xem giáo viên tiếng anh dạy học giao tiếp là trọng tâm của ngoại ngữ thì Bộ GD&ĐT nên đổi mới hệ thống kiểm tra đánh giá hiện nay. Hoặc giao cho các trường ĐH và các trung tâm lớn chịu trách nhiệm về tổ chức kiểm tra, đánh giá các kỹ năng và cấp chứng chỉ cho HS. Từ đây, cùng với đầu tư về trang thiết bị, tự học của giáo viên sẽ dần thay đổi chất lượng ngoại ngữ” – Th-S Thanh Lâm kiến nghị.
Đồng tình quan điểm này, Th-S Vương Văn Cho (nguyên Hiệu trưởng Trường THCS Phạm Đình Hổ, quận 6, TP.HCM) thẳng thắn, việc dạy tiếng Anh không nên cào bằng như hiện nay, nghĩa là mỗi giáo viên hiện phải dạy cho HS cả bốn kỹ năng nghe-nói-đọc-viết thì không thể hiệu quả được.
Để đăng ký giáo viên
hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí:
CÔNG TY
CP HỢP TÁC QUỐC TẾ MINH QUANG HÀ NỘI : 229 Trần Quốc Hoàn - Dịch Vọng- Cầu Giấy - Hà Nội.
MIC – Giáo viên tiếng anh dạy học luẩn quẩn đọc với viết, nếu cứ mãi chạy theo bằng cấp, chứng chỉ thì sẽ tạo ra những người thầy “dán nhãn” hữu danh vô thực.
Một giờ học tiếng Anh với giáo viên nước ngoài tại Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi, quận 4, TP.HCM.
Th-S Nguyễn Đình Thanh Lâm cũng bày tỏ các kỳ kiểm tra, thi cử hiện nay vẫn tập trung chủ yếu là đọc – viết. Vì thế cả giáo viên lẫn HS cứ loay hoay với ngữ pháp và tự vựng, đọc rồi viết. Cứ như vậy, không ít giáo viên sử dụng ngoại ngữ ngay trong lớp cũng thấy khó khăn chứ chưa nói là vận dụng trong cuộc sống.
“Nếu xem giáo viên tiếng anh dạy học giao tiếp là trọng tâm của ngoại ngữ thì Bộ GD&ĐT nên đổi mới hệ thống kiểm tra đánh giá hiện nay. Hoặc giao cho các trường ĐH và các trung tâm lớn chịu trách nhiệm về tổ chức kiểm tra, đánh giá các kỹ năng và cấp chứng chỉ cho HS. Từ đây, cùng với đầu tư về trang thiết bị, tự học của giáo viên sẽ dần thay đổi chất lượng ngoại ngữ” – Th-S Thanh Lâm kiến nghị.
Đồng tình quan điểm này, Th-S Vương Văn Cho (nguyên Hiệu trưởng Trường THCS Phạm Đình Hổ, quận 6, TP.HCM) thẳng thắn, việc dạy tiếng Anh không nên cào bằng như hiện nay, nghĩa là mỗi giáo viên hiện phải dạy cho HS cả bốn kỹ năng nghe-nói-đọc-viết thì không thể hiệu quả được.
Để đăng ký giáo viên
hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí:
CÔNG TY
CP HỢP TÁC QUỐC TẾ MINH QUANG HÀ NỘI : 229 Trần Quốc Hoàn - Dịch Vọng- Cầu Giấy - Hà Nội.
MIC – Việc sử dụng tiếng mẹ đẻ trong lớp học giao tiếp tiếng Anh luôn là một vấn đề gây tranh cãi. Những người đề xuất phương pháp trực tiếp ủng hộ rằng tiếng mẹ đẻ phải bị trục xuất khỏi lớp học. Mặt khác, những người ủng hộ phương pháp dịch song ngữ lại mong muốn nên cho phép việc sử dụng tiếng mẹ đẻ một cách tự do.
Giáo viên quốc tế cho hay “học tiếng anh nên nói phải bằng tiếng Anh”
“Thật khó để trả lời cho câu hỏi nên hay không nên sử dụng tiếng mẹ đẻ trong các lớp học giao tiếp tiếng Anh” – một giáo viên người Ấn Độ bày tỏ quan điểm. Với kinh nghiệm giảng dạy tiếng Anh lâu năm, đứng trên cương vị một giáo viên ngoại ngữ, ông cho rằng không có câu trả lời nào thỏa đáng và khả thi cho câu hỏi trên.
Ấn Độ là quốc gia có rất nhiều ngôn ngữ khu vực khác nhau và hầu hết người dân ít khi được tiếp xúc với ngôn ngữ khác ngoài tiếng mẹ đẻ từ khi họ được sinh ra, điều này dẫn đến sự khó khăn trong việc dạy tiếng Anh tại đất nước này. Theo giáo viên này, ông cũng hay dùng tiếng mẹ đẻ để giảng dạy ngoại ngữ cho các em, nhưng cũng sử dụng rất hạn chế chứ không thường xuyên. Ông luôn đảm bảo không đi chệch khỏi mục tiêu chung của việc giảng dạy. Ông cảm thấy tiếng mẹ đẻ không nên bị trục xuất khỏi môi trường tiếng Anh mà trái lại, ngôn ngữ mẹ đẻ còn là phương tiện thúc đẩy học viên học tập ngoại ngữ tốt hơn. Và chắc hẳn cũng có nhiều người đến từ những đất nước không nói tiếng Anh, cũng đồng quan điểm với ông.
Ông còn cẩn thận chia sẻ thêm cách sử dụng tiếng mẹ đẻ trong lớp qua các tình huống sau đây:
hướng dẫn: Trong khi thực hiện các nhiệm vụ như làm việc nhóm, làm việc theo cặp, làm việc dự án, học sinh phải biết cách thực hiện các yêu cầu đặt ra. Một giáo viên có thể giải thích các chi tiết trong các tình huống trên bằng tiếng mẹ đẻ để cho phép học sinh thực hiện các nhiệm vụ một cách chính xác mà không có bất kỳ sự nhầm lẫn nào
giải thích các danh từ trừu tượng như tính toàn vẹn: Rất khó để dạy nghĩa của các danh từ trừu tượng vì nó khá mơ hồ. Ví dụ, rất khó xác định hoặc giải thích “tính toàn vẹn” là gì. Vì vậy, việc sử dụng tiếng mẹ đẻ tương đương trong bối cảnh này là hợp lý. Việc sử dụng tiếng mẹ đẻ giúp học sinh thoát khỏi rào cản của sự hiểu biết hoặc hiểu sai.
dạy ngữ pháp: trong khi dạy ngữ pháp, đôi khi, những lời giải thích có thể được đưa ra một cách thận trọng bằng tiếng mẹ đẻ của học sinh
dạy người học trình độ thấp: việc giảng dạy ở các khu vực trung bình, có trình độ thấp và không phù hợp với các tiêu chuẩn dự kiến thì việc dạy song ngữ (gồm tiếng mẹ đẻ) là điều cần thiết.
Giáo viên người Ấn còn cho biết, ông từng gặp trường hợp một nam sinh học kém tiếng Anh đến nỗi không thể viết đúng bảng chữ cái theo thứ tự, nhưng anh ta lại có thể xác định được chúng. Ông đã bắt đầu dạy lại tiếng Anh cho học viên này bằng tiếng mẹ đẻ và yêu cầu anh ta tập trung vào những gì ông viết trên bảng đen. Thật đáng kinh ngạc chỉ trong vòng một tháng, học viên của ông đã có thể nhận ra chính xác 15 tính từ tiếng Anh và viết đúng hoàn toàn thứ tự của bảng chữ cái.
Đây được xem là bước ngoặt trong sự nghiệp giáo dục của ông. Ông đã phát triển một niềm tự hào về việc dạy và học tiếng Anh thông qua ngôn ngữ mẹ đẻ. Ông luôn bám sát và chú trọng vào quan điểm “giáo dục hòa nhập” hiện nay, đó là không có học sinh nào bị bỏ rơi và cảm thấy xa lánh với các bạn trong lớp. Mỗi học sinh đều có quyền tự do và không gian riêng để phát triển về tri thức, tinh thần và thể chất.
Tóm lại, việc sử dụng tiếng mẹ đẻ không hẳn là một phương pháp không phù hợp trong các lớp học giao tiếp tiếng Anh. Quan trọng hơn hết vẫn là giáo viên phải đánh giá được trình độ của học viên, căn cứ vào đó để cân bằng phương pháp giảng dạy của mình.
Để đăng ký giáo viên
hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí:
CÔNG TY
CP HỢP TÁC QUỐC TẾ MINH QUANG HÀ NỘI : 229 Trần Quốc Hoàn - Dịch Vọng- Cầu Giấy - Hà Nội.
MIC – Việc sử dụng tiếng mẹ đẻ trong lớp học giao tiếp tiếng Anh luôn là một vấn đề gây tranh cãi. Những người đề xuất phương pháp trực tiếp ủng hộ rằng tiếng mẹ đẻ phải bị trục xuất khỏi lớp học. Mặt khác, những người ủng hộ phương pháp dịch song ngữ lại mong muốn nên cho phép việc sử dụng tiếng mẹ đẻ một cách tự do.
Giáo viên quốc tế cho hay “học tiếng anh nên nói phải bằng tiếng Anh”
“Thật khó để trả lời cho câu hỏi nên hay không nên sử dụng tiếng mẹ đẻ trong các lớp học giao tiếp tiếng Anh” – một giáo viên người Ấn Độ bày tỏ quan điểm. Với kinh nghiệm giảng dạy tiếng Anh lâu năm, đứng trên cương vị một giáo viên ngoại ngữ, ông cho rằng không có câu trả lời nào thỏa đáng và khả thi cho câu hỏi trên.
Ấn Độ là quốc gia có rất nhiều ngôn ngữ khu vực khác nhau và hầu hết người dân ít khi được tiếp xúc với ngôn ngữ khác ngoài tiếng mẹ đẻ từ khi họ được sinh ra, điều này dẫn đến sự khó khăn trong việc dạy tiếng Anh tại đất nước này. Theo giáo viên này, ông cũng hay dùng tiếng mẹ đẻ để giảng dạy ngoại ngữ cho các em, nhưng cũng sử dụng rất hạn chế chứ không thường xuyên. Ông luôn đảm bảo không đi chệch khỏi mục tiêu chung của việc giảng dạy. Ông cảm thấy tiếng mẹ đẻ không nên bị trục xuất khỏi môi trường tiếng Anh mà trái lại, ngôn ngữ mẹ đẻ còn là phương tiện thúc đẩy học viên học tập ngoại ngữ tốt hơn. Và chắc hẳn cũng có nhiều người đến từ những đất nước không nói tiếng Anh, cũng đồng quan điểm với ông.
Ông còn cẩn thận chia sẻ thêm cách sử dụng tiếng mẹ đẻ trong lớp qua các tình huống sau đây:
hướng dẫn: Trong khi thực hiện các nhiệm vụ như làm việc nhóm, làm việc theo cặp, làm việc dự án, học sinh phải biết cách thực hiện các yêu cầu đặt ra. Một giáo viên có thể giải thích các chi tiết trong các tình huống trên bằng tiếng mẹ đẻ để cho phép học sinh thực hiện các nhiệm vụ một cách chính xác mà không có bất kỳ sự nhầm lẫn nào
giải thích các danh từ trừu tượng như tính toàn vẹn: Rất khó để dạy nghĩa của các danh từ trừu tượng vì nó khá mơ hồ. Ví dụ, rất khó xác định hoặc giải thích “tính toàn vẹn” là gì. Vì vậy, việc sử dụng tiếng mẹ đẻ tương đương trong bối cảnh này là hợp lý. Việc sử dụng tiếng mẹ đẻ giúp học sinh thoát khỏi rào cản của sự hiểu biết hoặc hiểu sai.
dạy ngữ pháp: trong khi dạy ngữ pháp, đôi khi, những lời giải thích có thể được đưa ra một cách thận trọng bằng tiếng mẹ đẻ của học sinh
dạy người học trình độ thấp: việc giảng dạy ở các khu vực trung bình, có trình độ thấp và không phù hợp với các tiêu chuẩn dự kiến thì việc dạy song ngữ (gồm tiếng mẹ đẻ) là điều cần thiết.
Giáo viên người Ấn còn cho biết, ông từng gặp trường hợp một nam sinh học kém tiếng Anh đến nỗi không thể viết đúng bảng chữ cái theo thứ tự, nhưng anh ta lại có thể xác định được chúng. Ông đã bắt đầu dạy lại tiếng Anh cho học viên này bằng tiếng mẹ đẻ và yêu cầu anh ta tập trung vào những gì ông viết trên bảng đen. Thật đáng kinh ngạc chỉ trong vòng một tháng, học viên của ông đã có thể nhận ra chính xác 15 tính từ tiếng Anh và viết đúng hoàn toàn thứ tự của bảng chữ cái.
Đây được xem là bước ngoặt trong sự nghiệp giáo dục của ông. Ông đã phát triển một niềm tự hào về việc dạy và học tiếng Anh thông qua ngôn ngữ mẹ đẻ. Ông luôn bám sát và chú trọng vào quan điểm “giáo dục hòa nhập” hiện nay, đó là không có học sinh nào bị bỏ rơi và cảm thấy xa lánh với các bạn trong lớp. Mỗi học sinh đều có quyền tự do và không gian riêng để phát triển về tri thức, tinh thần và thể chất.
Tóm lại, việc sử dụng tiếng mẹ đẻ không hẳn là một phương pháp không phù hợp trong các lớp học giao tiếp tiếng Anh. Quan trọng hơn hết vẫn là giáo viên phải đánh giá được trình độ của học viên, căn cứ vào đó để cân bằng phương pháp giảng dạy của mình.
Để đăng ký giáo viên
hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí:
CÔNG TY
CP HỢP TÁC QUỐC TẾ MINH QUANG HÀ NỘI : 229 Trần Quốc Hoàn - Dịch Vọng- Cầu Giấy - Hà Nội.
MIC – Trong ngày 10-4 vừa qua Sở GD-ĐT Quảng Nam đã tiếp nhận 20 giáo viên trong diện này chính thức giảng dạy ở các trường THPT. Tỉnh giữ đúng lời hứa với những học trò xuất sắc từng mơ ước cầm phấn đứng trên bục giảng.
Tỉnh Quảng Nam tuyển người giỏi cho nghề dạy học
Giám đốc Sở GD-ĐT Quảng Nam Hà Thanh Quốc cho biết đợt xét tuyển viên chức sư phạm lần đầu tiên để lựa sinh viên “hạng ưu” này tỉnh thu hút được 24 hồ sơ, có 20 người đã được chọn làm giáo viên. Cụ thể, 10 người được phân bổ về Trường THPT chuyên Lê Thánh Tông (Hội An), 7 người tại Trường THPT chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm (Tam Kỳ), còn lại về các trường THPT Tiểu La (Thăng Bình), Sào Nam (Duy Xuyên).
“Số không được chọn không phải năng lực kém, mà tất cả các em học cực giỏi. Nhưng vì các lý do như ốm đau, thí sinh đến trễ nên chúng tôi chỉ lấy được 20 em, đúng ra phải lấy hết vì học lực giỏi như thế mà theo sư phạm thì không phải chuyện đơn giản” – ông Quốc nói.
Ông Quốc cho biết để được xét tuyển, một bộ tiêu chí rất cao được đưa ra. Tỉnh thành lập hội đồng xét tuyển, vấn đáp trực tiếp và phúc tra kỹ lưỡng. Mục đích cuối cùng là làm sao tuyển được người giỏi cho nghề dạy học.
Cô Trần Thị Ngọc Tuyết – giáo viên tiếng anh Trường THPT chuyên Lê Thánh Tông – là một trong 20 ứng viên vừa được tiếp nhận tại Quảng Nam – Ảnh: BÁ DŨNG
Trong danh sách 20 nhà giáo trẻ “hạng ưu” được tỉnh nhận quyết định bố trí công việc tại Quảng Nam hôm 10-4, nhiều người đã bất ngờ trước việc một cô giáo tiếng anh trẻ từng là á khoa đầu vào và là thủ khoa đầu ra một trường ĐH. Cô cũng đã được nhận vào một trường cấp III tại TP Đà Nẵng.
Quyết định của cô giáo tiếng Anh trẻ là quay về nơi mình lớn lên
Cô giáo trẻ đó là Trần Thị Ngọc Tuyết. Sáng 14-4, Tuyết cùng 10 đồng nghiệp về Trường THPT chuyên Lê Thánh Tông (Hội An) ra mắt các thầy cô giáo, nhận quyết định tiếp nhận công việc mới. Tuyết cho biết ngay khi còn học cấp III, thấy học lực tốt của Tuyết nên nhiều thầy cô giáo đã động viên, định hướng Tuyết theo học sư phạm.
Khi qua lớp 12, Tuyết mạnh dạn đăng ký thi vào Trường ĐH Ngoại ngữ (ĐH Đà Nẵng) và giành vị trí á khoa. Không dừng lại ở đây, ngày nhận bằng tốt nghiệp ĐH, cô gái Hội An này còn tiếp tục giành vị trí thủ khoa ngành tiếng Anh.
Năm 2018, trong kỳ thi tuyển viên chức ngành giáo dục của TP Đà Nẵng, Tuyết đã gửi hồ sơ và được nhận vào dạy tiếng Anh ở Trường THPT Võ Chí Công. Tuy nhiên, mới đây khi kiểm tra hồ sơ các ứng viên gửi đến đăng ký đầu quân cho Sở GD-ĐT Quảng Nam, các thầy cô đã rất bất ngờ khi có tên của Tuyết. Cô giáo trẻ cười rồi bảo: “Em đã hứa sẽ về thì bằng cách này hay cách khác em sẽ về bằng được. Em vẫn nhớ như in từng lời thầy cô đã động viên khi em còn học cấp III, nên kể cả khi đã có việc ở Đà Nẵng thì thâm tâm em vẫn muốn quay về nơi mình đi học, lớn lên” – Tuyết nói.
Nhưng không riêng Tuyết có hồ sơ “khủng”, tất cả 20 giáo viên được tỉnh Quảng Nam xét đợt này đều ít nhất tốt nghiệp trường chuyên, từng đoạt giải cao trong các kỳ thi Olympic dành cho học sinh THPT, có người đã được mời gọi trong các suất học bổng danh giá ở các nước khi đang học lớp 11, 12. Nhưng tất cả đã đi theo một ngã rẽ mà “không ai có thể đoán định”: theo nghề giáo, nuôi ước mơ đứng trên bục giảng.
Buổi lễ trao quyết định cho 20 nhà giáo trẻ được Sở GD-ĐT Quảng Nam tổ chức hôm 10-4 lẫn nhiều cảm xúc. Nhiều giáo viên trẻ sau nhiều năm miệt mài học hành với động lực lời hứa của các thầy cô giáo, nay họ đã được vẹn tròn mong ước.
Để có buổi lễ này, giám đốc Sở GD-ĐT Quảng Nam Hà Thanh Quốc đã thuyết trình đề án trọng dụng nhân tài, thu hút và lôi kéo học sinh giỏi theo ngành sư phạm và được tỉnh Quảng Nam đồng ý cho thực hiện từ nhiều năm trước. Các học sinh được nhận quyết định lần này đã được ông Quốc cùng thầy cô các trường theo dõi, lọc lựa và “làm công tác tư tưởng” từ ngày còn ngồi ghế trường cấp III. Các em không hình dung được rằng hồ sơ học tập của mình đã được đưa lên sở và cấp thành một bộ riêng để theo dõi.
Tại buổi lễ trao quyết định đó, ngoài việc chúc mừng các nhà giáo trẻ – những đồng nghiệp của mình, ông Hà Thanh Quốc cùng hiệu trưởng và các giáo viên cơ yếu của Sở GD-ĐT Quảng Nam cũng nói rằng “các thầy đã thực hiện xong lời hứa”. “Tôi muốn khen ngợi các em ở lòng dũng cảm, các em đã không bỏ cuộc khi bối cảnh thi đầu vào sư phạm đã “nhạt nhẽo” và bão hòa tới mức buồn tủi. Các em học giỏi, có rất nhiều cơ hội mở rộng phía trước nhưng đã theo lý tưởng cao cả để phấn đấu trở thành người dạy chữ” – ông Quốc xúc động.
Thầy Lê Thành Vinh – hiệu trưởng THPT chuyên Lê Thánh Tông – nói rằng không chỉ thầy mà tất cả giáo viên cấp III trên toàn tỉnh nhiều năm nay ngoài việc dạy còn được giao nhiệm vụ “bí mật” khác: đó là theo dõi học trò, em nào có năng khiếu sư phạm, học giỏi, đoạt giải cao sẽ được lập hồ sơ và đưa về Sở GD-ĐT. Sở sẽ lên danh sách và theo dõi suốt quá trình vào ĐH để mời gọi những sinh viên diện này về đầu quân cho sở.
“Đợt này trường tôi nhận được 10 giáo viên về dạy để bổ sung đội ngũ. Tất cả đều là những em được theo dõi từ ngày học cấp III, thành tích học tập vượt trội và đam mê nghề giáo. Đây chính là đội ngũ kế cận tuyệt vời, là những hạt giống tốt để nảy nở thành quả ngọt sau này” – thầy Vinh nói.
Để đăng ký giáo viên
hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí:
CÔNG TY
CP HỢP TÁC QUỐC TẾ MINH QUANG HÀ NỘI : 229 Trần Quốc Hoàn - Dịch Vọng- Cầu Giấy - Hà Nội.
MIC – Trong ngày 10-4 vừa qua Sở GD-ĐT Quảng Nam đã tiếp nhận 20 giáo viên trong diện này chính thức giảng dạy ở các trường THPT. Tỉnh giữ đúng lời hứa với những học trò xuất sắc từng mơ ước cầm phấn đứng trên bục giảng.
Tỉnh Quảng Nam tuyển người giỏi cho nghề dạy học
Giám đốc Sở GD-ĐT Quảng Nam Hà Thanh Quốc cho biết đợt xét tuyển viên chức sư phạm lần đầu tiên để lựa sinh viên “hạng ưu” này tỉnh thu hút được 24 hồ sơ, có 20 người đã được chọn làm giáo viên. Cụ thể, 10 người được phân bổ về Trường THPT chuyên Lê Thánh Tông (Hội An), 7 người tại Trường THPT chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm (Tam Kỳ), còn lại về các trường THPT Tiểu La (Thăng Bình), Sào Nam (Duy Xuyên).
“Số không được chọn không phải năng lực kém, mà tất cả các em học cực giỏi. Nhưng vì các lý do như ốm đau, thí sinh đến trễ nên chúng tôi chỉ lấy được 20 em, đúng ra phải lấy hết vì học lực giỏi như thế mà theo sư phạm thì không phải chuyện đơn giản” – ông Quốc nói.
Ông Quốc cho biết để được xét tuyển, một bộ tiêu chí rất cao được đưa ra. Tỉnh thành lập hội đồng xét tuyển, vấn đáp trực tiếp và phúc tra kỹ lưỡng. Mục đích cuối cùng là làm sao tuyển được người giỏi cho nghề dạy học.
Cô Trần Thị Ngọc Tuyết – giáo viên tiếng anh Trường THPT chuyên Lê Thánh Tông – là một trong 20 ứng viên vừa được tiếp nhận tại Quảng Nam – Ảnh: BÁ DŨNG
Trong danh sách 20 nhà giáo trẻ “hạng ưu” được tỉnh nhận quyết định bố trí công việc tại Quảng Nam hôm 10-4, nhiều người đã bất ngờ trước việc một cô giáo tiếng anh trẻ từng là á khoa đầu vào và là thủ khoa đầu ra một trường ĐH. Cô cũng đã được nhận vào một trường cấp III tại TP Đà Nẵng.
Quyết định của cô giáo tiếng Anh trẻ là quay về nơi mình lớn lên
Cô giáo trẻ đó là Trần Thị Ngọc Tuyết. Sáng 14-4, Tuyết cùng 10 đồng nghiệp về Trường THPT chuyên Lê Thánh Tông (Hội An) ra mắt các thầy cô giáo, nhận quyết định tiếp nhận công việc mới. Tuyết cho biết ngay khi còn học cấp III, thấy học lực tốt của Tuyết nên nhiều thầy cô giáo đã động viên, định hướng Tuyết theo học sư phạm.
Khi qua lớp 12, Tuyết mạnh dạn đăng ký thi vào Trường ĐH Ngoại ngữ (ĐH Đà Nẵng) và giành vị trí á khoa. Không dừng lại ở đây, ngày nhận bằng tốt nghiệp ĐH, cô gái Hội An này còn tiếp tục giành vị trí thủ khoa ngành tiếng Anh.
Năm 2018, trong kỳ thi tuyển viên chức ngành giáo dục của TP Đà Nẵng, Tuyết đã gửi hồ sơ và được nhận vào dạy tiếng Anh ở Trường THPT Võ Chí Công. Tuy nhiên, mới đây khi kiểm tra hồ sơ các ứng viên gửi đến đăng ký đầu quân cho Sở GD-ĐT Quảng Nam, các thầy cô đã rất bất ngờ khi có tên của Tuyết. Cô giáo trẻ cười rồi bảo: “Em đã hứa sẽ về thì bằng cách này hay cách khác em sẽ về bằng được. Em vẫn nhớ như in từng lời thầy cô đã động viên khi em còn học cấp III, nên kể cả khi đã có việc ở Đà Nẵng thì thâm tâm em vẫn muốn quay về nơi mình đi học, lớn lên” – Tuyết nói.
Nhưng không riêng Tuyết có hồ sơ “khủng”, tất cả 20 giáo viên được tỉnh Quảng Nam xét đợt này đều ít nhất tốt nghiệp trường chuyên, từng đoạt giải cao trong các kỳ thi Olympic dành cho học sinh THPT, có người đã được mời gọi trong các suất học bổng danh giá ở các nước khi đang học lớp 11, 12. Nhưng tất cả đã đi theo một ngã rẽ mà “không ai có thể đoán định”: theo nghề giáo, nuôi ước mơ đứng trên bục giảng.
Buổi lễ trao quyết định cho 20 nhà giáo trẻ được Sở GD-ĐT Quảng Nam tổ chức hôm 10-4 lẫn nhiều cảm xúc. Nhiều giáo viên trẻ sau nhiều năm miệt mài học hành với động lực lời hứa của các thầy cô giáo, nay họ đã được vẹn tròn mong ước.
Để có buổi lễ này, giám đốc Sở GD-ĐT Quảng Nam Hà Thanh Quốc đã thuyết trình đề án trọng dụng nhân tài, thu hút và lôi kéo học sinh giỏi theo ngành sư phạm và được tỉnh Quảng Nam đồng ý cho thực hiện từ nhiều năm trước. Các học sinh được nhận quyết định lần này đã được ông Quốc cùng thầy cô các trường theo dõi, lọc lựa và “làm công tác tư tưởng” từ ngày còn ngồi ghế trường cấp III. Các em không hình dung được rằng hồ sơ học tập của mình đã được đưa lên sở và cấp thành một bộ riêng để theo dõi.
Tại buổi lễ trao quyết định đó, ngoài việc chúc mừng các nhà giáo trẻ – những đồng nghiệp của mình, ông Hà Thanh Quốc cùng hiệu trưởng và các giáo viên cơ yếu của Sở GD-ĐT Quảng Nam cũng nói rằng “các thầy đã thực hiện xong lời hứa”. “Tôi muốn khen ngợi các em ở lòng dũng cảm, các em đã không bỏ cuộc khi bối cảnh thi đầu vào sư phạm đã “nhạt nhẽo” và bão hòa tới mức buồn tủi. Các em học giỏi, có rất nhiều cơ hội mở rộng phía trước nhưng đã theo lý tưởng cao cả để phấn đấu trở thành người dạy chữ” – ông Quốc xúc động.
Thầy Lê Thành Vinh – hiệu trưởng THPT chuyên Lê Thánh Tông – nói rằng không chỉ thầy mà tất cả giáo viên cấp III trên toàn tỉnh nhiều năm nay ngoài việc dạy còn được giao nhiệm vụ “bí mật” khác: đó là theo dõi học trò, em nào có năng khiếu sư phạm, học giỏi, đoạt giải cao sẽ được lập hồ sơ và đưa về Sở GD-ĐT. Sở sẽ lên danh sách và theo dõi suốt quá trình vào ĐH để mời gọi những sinh viên diện này về đầu quân cho sở.
“Đợt này trường tôi nhận được 10 giáo viên về dạy để bổ sung đội ngũ. Tất cả đều là những em được theo dõi từ ngày học cấp III, thành tích học tập vượt trội và đam mê nghề giáo. Đây chính là đội ngũ kế cận tuyệt vời, là những hạt giống tốt để nảy nở thành quả ngọt sau này” – thầy Vinh nói.
Để đăng ký giáo viên
hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí:
CÔNG TY
CP HỢP TÁC QUỐC TẾ MINH QUANG HÀ NỘI : 229 Trần Quốc Hoàn - Dịch Vọng- Cầu Giấy - Hà Nội.
MIC – Vẻ ngoài xinh xắn của cô giáo người nước ngoài “Otilia Dogaru” vẫn dư sức khiến trái tim biết bao nam sinh loạn nhịp. Động lực đi học nhất định là đây rồi!
Những bức hình của cô giáo tiếng anh khiến biết bao học sinh thi nhau loạn nhịp. (Ảnh: Hân).
Việc chính của học sinh là đi học nhưng không phải lúc nào việc học cũng “dễ nuốt”. Nhiều khi học trò cũng cần tìm động lực để lỡ không may một ngày trời nắng gắt hay mưa rét còn có tinh thần đến trường. Động lực đó có thể là cô giáo nước ngoài cùng lớp với nụ cười tỏa nắng, đứa bàn bên dễ thương hay thậm chí một thầy cô nào đó đã giảng hay lại còn trai xinh, gái đẹp.
Không biết vì một nguyên nhân gì mà dân tình dạo đây truy lùng được rất nhiều info thầy cô giáo Tây không chỉ dạy tiếng Anh hay mà còn sở hữu ngoại hình hút mắt. Điển hình như giáo viên bản ngữ “Otilia Dogaru” hiện đang dạy ở trung tâm tiếng Anh ở huyện Long Thành (Đồng Nai). Tuy chỉ chụp lén mấy bức hình thoáng qua những gương mặt xinh xắn kèm theo thân hình cực chuẩn, dáng siêu mẫu khiến cô giáo vẫn cực nổi bật trong từng khung hình.
Gương mặt xinh xuất thần cùng chiều cao lý tưởng khiến nhiều người còn nhầm tưởng cô giáo dạy tiếng anh này là người mẫu.
Theo chia sẻ, cô giáo xinh đẹp đang giảng dạy ở một trung tâm tiếng Anh ở tỉnh Đồng Nai. Cô là người gốc Romania và từng tốt nghiệp Học viện Studii Economice and Relatii Economice Internationale. Tuy còn trẻ nhưng cô đã đặt chân lên nhiều quốc gia khi vừa du lịch và cả làm tình nguyện viên.
Tuy mới chỉ ở hơn một năm nhưng cô giáo đã dành rất nhiều tình cảm cho mảnh đất hình chữ S. (Ảnh: FBNV)
Tuy mới đến Việt Nam hơn một năm nhưng cô giáo người nước ngoài này dành rất nhiều tình cảm cho mảnh đất nhỏ này. Cô đặc biệt thích mặc áo dài khi thường mặc đi dạy và trên trang cá nhân cũng chia sẻ rất nhiều khoảnh khắc mặc tà áo truyền thống. Cô giáo dễ thương chia sẻ: “Việt Nam là một đất nước xinh đẹp luôn mang đến cho tôi những niềm vui mỗi ngày“.
Trên trang cá nhân, cô giáo chia sẻ khá nhiều hình ảnh mặc áo dài.
Cô hiện là giáo viên chuyên dạy mảng giao tiếp tiếng Anh. Cô bạn đăng tải bức ảnh, người cũng đang theo học lớp cô giáo chia sẻ: “Tuy mới là buổi đầu nhưng mình thấy cô rất dễ thương, dạy dễ hiểu lại còn nhiệt tình, không ngại bày trò với học sinh. Nhiều bạn cũng hết sức bất ngờ khi có một cô giáo nước ngoài xinh xắn đến như vậy đứng lớp. Rất nhiều bạn sau buổi học liền xin chụp hình cùng cô. Vì mỗi ngày một giáo viên tiếng anh khác nhau nên mình mong buổi học sau sẽ có cơ hội được học tiếp với cô Otilia”.
Để đăng ký giáo viên
hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí:
CÔNG TY
CP HỢP TÁC QUỐC TẾ MINH QUANG HÀ NỘI : 229 Trần Quốc Hoàn - Dịch Vọng- Cầu Giấy - Hà Nội.
MIC – Vẻ ngoài xinh xắn của cô giáo người nước ngoài “Otilia Dogaru” vẫn dư sức khiến trái tim biết bao nam sinh loạn nhịp. Động lực đi học nhất định là đây rồi!
Những bức hình của cô giáo tiếng anh khiến biết bao học sinh thi nhau loạn nhịp. (Ảnh: Hân).
Việc chính của học sinh là đi học nhưng không phải lúc nào việc học cũng “dễ nuốt”. Nhiều khi học trò cũng cần tìm động lực để lỡ không may một ngày trời nắng gắt hay mưa rét còn có tinh thần đến trường. Động lực đó có thể là cô giáo nước ngoài cùng lớp với nụ cười tỏa nắng, đứa bàn bên dễ thương hay thậm chí một thầy cô nào đó đã giảng hay lại còn trai xinh, gái đẹp.
Không biết vì một nguyên nhân gì mà dân tình dạo đây truy lùng được rất nhiều info thầy cô giáo Tây không chỉ dạy tiếng Anh hay mà còn sở hữu ngoại hình hút mắt. Điển hình như giáo viên bản ngữ “Otilia Dogaru” hiện đang dạy ở trung tâm tiếng Anh ở huyện Long Thành (Đồng Nai). Tuy chỉ chụp lén mấy bức hình thoáng qua những gương mặt xinh xắn kèm theo thân hình cực chuẩn, dáng siêu mẫu khiến cô giáo vẫn cực nổi bật trong từng khung hình.
Gương mặt xinh xuất thần cùng chiều cao lý tưởng khiến nhiều người còn nhầm tưởng cô giáo dạy tiếng anh này là người mẫu.
Theo chia sẻ, cô giáo xinh đẹp đang giảng dạy ở một trung tâm tiếng Anh ở tỉnh Đồng Nai. Cô là người gốc Romania và từng tốt nghiệp Học viện Studii Economice and Relatii Economice Internationale. Tuy còn trẻ nhưng cô đã đặt chân lên nhiều quốc gia khi vừa du lịch và cả làm tình nguyện viên.
Tuy mới chỉ ở hơn một năm nhưng cô giáo đã dành rất nhiều tình cảm cho mảnh đất hình chữ S. (Ảnh: FBNV)
Tuy mới đến Việt Nam hơn một năm nhưng cô giáo người nước ngoài này dành rất nhiều tình cảm cho mảnh đất nhỏ này. Cô đặc biệt thích mặc áo dài khi thường mặc đi dạy và trên trang cá nhân cũng chia sẻ rất nhiều khoảnh khắc mặc tà áo truyền thống. Cô giáo dễ thương chia sẻ: “Việt Nam là một đất nước xinh đẹp luôn mang đến cho tôi những niềm vui mỗi ngày“.
Trên trang cá nhân, cô giáo chia sẻ khá nhiều hình ảnh mặc áo dài.
Cô hiện là giáo viên chuyên dạy mảng giao tiếp tiếng Anh. Cô bạn đăng tải bức ảnh, người cũng đang theo học lớp cô giáo chia sẻ: “Tuy mới là buổi đầu nhưng mình thấy cô rất dễ thương, dạy dễ hiểu lại còn nhiệt tình, không ngại bày trò với học sinh. Nhiều bạn cũng hết sức bất ngờ khi có một cô giáo nước ngoài xinh xắn đến như vậy đứng lớp. Rất nhiều bạn sau buổi học liền xin chụp hình cùng cô. Vì mỗi ngày một giáo viên tiếng anh khác nhau nên mình mong buổi học sau sẽ có cơ hội được học tiếp với cô Otilia”.
Để đăng ký giáo viên
hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí:
CÔNG TY
CP HỢP TÁC QUỐC TẾ MINH QUANG HÀ NỘI : 229 Trần Quốc Hoàn - Dịch Vọng- Cầu Giấy - Hà Nội.
MIC – Mới đây, đoạn clip bé Võ Thị Khánh Ly (Cô giáo nhí 9 tuổi, học sinh trường Tiểu học Võ Thị Sáu) dạy học tiếng anh và dạy tiếng Việt cho người nước ngoài lan truyền trên mạng đã thu hút sự chú ý của nhiều người.
Ở phố đi bộ Hà Nội mỗi tối cuối tuần, Ly lại khiến cả góc phố xôn xao. Bởi lần nào em dạy người nước ngoài nói tiếng Việt, rất đông người dân tại đây liền vây quanh theo dõi. Ai nấy đều trầm trồ, khen ngợi khả năng nói tiếng Anh rất tốt của cô bé xinh xắn này.
Học tiếng Anh qua các video trên Youtube từ khi lên 5
Bé Ly là con gái duy nhất của vợ chồng anh Võ Tá Hoàng và chị Nguyễn Thị Hiền (Tân Kỳ, Nghệ An). Từ lúc mới chỉ 5 tuổi, vợ chồng anh chị đã định hướng cho bé học tiếng Anh. Vì hoàn cảnh gia đình không có điều kiện nên chủ yếu cô bé tự mày mò, học ngoại ngữ qua các clip ngắn trên Youtube.
Dành nhiều thời gian xem các clip dạy học của người bản ngữ nên khả năng nghe và phát âm của Ly rất tốt. Cứ như thế, chỉ sau vài năm, vốn liếng tiếng Anh của Ly đã vượt trội, bỏ xa tất cả bạn bè cùng trường.
Nhận thấy niềm đam mê và năng khiếu của con, vợ chồng anh Hoàng muốn tìm một môi trường tốt hơn giúp Ly có điều kiện học hỏi, trau dồi vốn ngoại ngữ của mình.
“Quê mình là vùng miền núi, kinh tế khó khăn lại không có môi trường để con giao tiếp tiếng Anh. Chương trình ngoại ngữ ở trường thì con đã vượt xa nên vợ chồng mình nghĩ, nếu không tiếp tục rèn giũa, sớm muộn vốn tiếng Anh của con sẽ dần mai một“, anh Hoàng chia sẻ.
Bé Ly tự tin giao tiếp với các cô chú người nước ngoài.
Suy nghĩ, đắn đo rất nhiều, cuối cùng cách đây 1 năm, vợ chồng anh quyết định chia đôi mỗi người một ngả. Anh Hoàng tiếp tục theo đuổi việc dạy học ở quê, còn vợ anh – chị Hiền – gác lại tất cả mọi việc, theo con lên Hà Nội trọ học. Ở đây, chị làm nghề buôn bán hoa quả. Mỗi sáng phải dậy sớm từ 3h để nhập hàng hóa trên chợ đầu mối Long Biên và làm việc mải miết đến 5-6h chiều mới nghỉ.
Công việc vất vả như vậy nhưng một mình chị vẫn phải cáng đáng thêm việc chăm sóc, đưa đón bé Ly đi học. Ở thành phố, mọi sinh hoạt phí đều đắt đỏ, tốn kém hơn ở quê nên với sức lao động của 2 vợ chồng, đôi khi vẫn chật vật mới đủ nuôi Ly ăn học.
Mỗi ngày, bé Ly dành ra rất nhiều thời gian để tự học.
“Dù giành danh hiệu học sinh xuất sắc ở quê nhưng khi lên đây, các thầy cô vẫn ngần ngại, sợ con không theo kịp. Bố mẹ phải làm giấy cam đoan, nếu sau 1 kỳ, con không bắt kịp sẽ cho về quê”, chị Hiền nhớ lại quãng thời gian mới đưa con lên Hà Nội xin nhập học ở trường Tiểu học Võ Thị Sáu.
Từng khiến thầy cô phải e dè như thế nhưng chỉ sau vài tháng, Ly đã chứng minh được khả năng của mình. Hiện giờ, cô bé là học sinh top đầu trong lớp và được thầy cô đánh giá rất cao về lòng ham học hỏi cùng năng khiếu tiếng Anh rất tốt.
“Thấy con học tốt, vợ chồng mình cũng rất vui và tự hào. Có điều, con học trên này, bố mẹ vất vả hơn nhiều, gia đình cũng phải xa cách, mỗi tháng đoàn tụ 1 lần vào 2 ngày cuối tuần“.
Chị Hiền tâm sự, trước đây chị từng học ĐH Sư phạm Đà Nẵng nhưng sau đó không xin được việc làm, phải đi buôn bán tự do vất vả. Vì thế, chị quyết tâm chỉ sinh một con gái và chăm sóc cho bé, hỗ trợ hết mức để con học thật giỏi, sau này không phải vất vả giống như bố mẹ.
Từ gánh hoa quả ở chợ lúc 5 giờ sáng đến tiết học đầu tiên của Ly
Thời gian đầu mới lên Hà Nội, Ly được mẹ đưa đến Trung tâm dạy tiếng Anh theo học. Tuy nhiên, vì kinh tế eo hẹp nên hiện tại, Ly chỉ học ở trường và cuối tuần cô bé tự mình học tiếng Anh bằng cách trò chuyện với du khách nước ngoài ở hồ Hoàn Kiếm.
Mỗi ngày, Ly được mẹ đánh thức từ lúc 5h để còn kịp đi bán hoa quả ngoài chợ. Cô bé dậy sớm, ra chợ theo mẹ rồi đến 7h phải tới trường dù lịch học tới 8h mới bắt đầu. Cả ngày Ly ở trường, đêm về lại học tiếp từ 8h tối đến 11h đêm. Cứ như thế, guồng quay mỗi ngày của cô bé lúc nào cũng bận rộn với chuyện học hành. Lúc rảnh rỗi, Ly cũng chỉ thích ngồi xem các chương trình dạy tiếng Anh trên Youtube.
Chiếc bảng ở nhà Ly dùng để dạy tiếng Anh và nhờ mẹ quay clip up lên mạng.
Ly tâm sự, ước mơ của cô sau này là được đi du học, giới thiệu với bạn bè quốc tế về văn hóa Việt Nam. Nếu không thể du học, cô bé hy vọng có thể trở thành giáo viên tiếng Anh, chia sẻ kinh nghiệm học ngoại ngữ tới nhiều người.
Bây giờ ở nhà, Ly hay nhờ mẹ quay clip mình dạy tiếng Anh để up lên Facebook, Youtube. “Con hay quay clip vì muốn chia sẻ những điều mình học được với mọi người. Mọi người xem cũng rất thích, nhất là các bạn ở quê“, Ly nói.
Buổi tối cuối tuần, Ly theo bố mẹ lên hồ Hoàn Kiếm, gặp người nước ngoài để trò chuyện.
Mỗi tối cuối tuần, Ly lại theo mẹ lên hồ Hoàn Kiếm học tiếng Anh. Bố mẹ cô đều không giỏi ngoại ngữ nhưng rất chăm chú lắng nghe con gái giao tiếp với du khách. Ngoài trau dồi vốn ngoại ngữ, cô bé còn tranh thủ dạy họ nói tiếng Việt.
Những gì cô bé dạy họ không nhiều, chủ yếu là các từ cơ bản, đủ để chào hỏi mấy câu xã giao với người Việt Nam. Dù đơn giản như vậy nhưng điều đó cũng đủ làm du khách vui vẻ. Họ cũng rất ấn tượng với khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh của Ly.
Dù không hiểu con gái đang nói gì nhưng mẹ Ly luôn ở bên và chăm chú theo dõi em trò chuyện với khách du lịch.
“Cô bé rất đáng yêu và phát âm tiếng Anh khá chuẩn“, Alice (khách du lịch người Pháp chia sẻ). “Mình đi du lịch, muốn tìm hiểu về văn hóa Việt Nam nên rất muốn nói chuyện với các bạn người Việt nhưng không phải ai cũng có thời gian và khả năng ngoại ngữ tốt như cô bé này“, John (du khách người Tây Ban Nha) nói.
Ly tâm sự, em rất thích được đi cùng mẹ tới phố đi bộ. Mỗi khi tới đây, 2 mẹ con vừa được dạo chơi, nghe nhạc và Ly thì có thêm thời gian để rèn luyện tiếng Anh.
“Người nước ngoài dạy con nhiều về từ vựng, cách phát âm nên con rất thích trò chuyện với họ. Con cũng thích dạy tiếng Việt cho họ vì họ rất thích học tiếng Việt, giống con thích học tiếng Anh. Mỗi lần nói chuyện với họ, con chỉ ước mình hiểu biết nhiều hơn, có thể nói chuyện lâu hơn với các cô chú“, bé Ly kể.
MIC – Mới đây, đoạn clip bé Võ Thị Khánh Ly (Cô giáo nhí 9 tuổi, học sinh trường Tiểu học Võ Thị Sáu) dạy học tiếng anh và dạy tiếng Việt cho người nước ngoài lan truyền trên mạng đã thu hút sự chú ý của nhiều người.
Ở phố đi bộ Hà Nội mỗi tối cuối tuần, Ly lại khiến cả góc phố xôn xao. Bởi lần nào em dạy người nước ngoài nói tiếng Việt, rất đông người dân tại đây liền vây quanh theo dõi. Ai nấy đều trầm trồ, khen ngợi khả năng nói tiếng Anh rất tốt của cô bé xinh xắn này.
Học tiếng Anh qua các video trên Youtube từ khi lên 5
Bé Ly là con gái duy nhất của vợ chồng anh Võ Tá Hoàng và chị Nguyễn Thị Hiền (Tân Kỳ, Nghệ An). Từ lúc mới chỉ 5 tuổi, vợ chồng anh chị đã định hướng cho bé học tiếng Anh. Vì hoàn cảnh gia đình không có điều kiện nên chủ yếu cô bé tự mày mò, học ngoại ngữ qua các clip ngắn trên Youtube.
Dành nhiều thời gian xem các clip dạy học của người bản ngữ nên khả năng nghe và phát âm của Ly rất tốt. Cứ như thế, chỉ sau vài năm, vốn liếng tiếng Anh của Ly đã vượt trội, bỏ xa tất cả bạn bè cùng trường.
Nhận thấy niềm đam mê và năng khiếu của con, vợ chồng anh Hoàng muốn tìm một môi trường tốt hơn giúp Ly có điều kiện học hỏi, trau dồi vốn ngoại ngữ của mình.
“Quê mình là vùng miền núi, kinh tế khó khăn lại không có môi trường để con giao tiếp tiếng Anh. Chương trình ngoại ngữ ở trường thì con đã vượt xa nên vợ chồng mình nghĩ, nếu không tiếp tục rèn giũa, sớm muộn vốn tiếng Anh của con sẽ dần mai một“, anh Hoàng chia sẻ.
Bé Ly tự tin giao tiếp với các cô chú người nước ngoài.
Suy nghĩ, đắn đo rất nhiều, cuối cùng cách đây 1 năm, vợ chồng anh quyết định chia đôi mỗi người một ngả. Anh Hoàng tiếp tục theo đuổi việc dạy học ở quê, còn vợ anh – chị Hiền – gác lại tất cả mọi việc, theo con lên Hà Nội trọ học. Ở đây, chị làm nghề buôn bán hoa quả. Mỗi sáng phải dậy sớm từ 3h để nhập hàng hóa trên chợ đầu mối Long Biên và làm việc mải miết đến 5-6h chiều mới nghỉ.
Công việc vất vả như vậy nhưng một mình chị vẫn phải cáng đáng thêm việc chăm sóc, đưa đón bé Ly đi học. Ở thành phố, mọi sinh hoạt phí đều đắt đỏ, tốn kém hơn ở quê nên với sức lao động của 2 vợ chồng, đôi khi vẫn chật vật mới đủ nuôi Ly ăn học.
Mỗi ngày, bé Ly dành ra rất nhiều thời gian để tự học.
“Dù giành danh hiệu học sinh xuất sắc ở quê nhưng khi lên đây, các thầy cô vẫn ngần ngại, sợ con không theo kịp. Bố mẹ phải làm giấy cam đoan, nếu sau 1 kỳ, con không bắt kịp sẽ cho về quê”, chị Hiền nhớ lại quãng thời gian mới đưa con lên Hà Nội xin nhập học ở trường Tiểu học Võ Thị Sáu.
Từng khiến thầy cô phải e dè như thế nhưng chỉ sau vài tháng, Ly đã chứng minh được khả năng của mình. Hiện giờ, cô bé là học sinh top đầu trong lớp và được thầy cô đánh giá rất cao về lòng ham học hỏi cùng năng khiếu tiếng Anh rất tốt.
“Thấy con học tốt, vợ chồng mình cũng rất vui và tự hào. Có điều, con học trên này, bố mẹ vất vả hơn nhiều, gia đình cũng phải xa cách, mỗi tháng đoàn tụ 1 lần vào 2 ngày cuối tuần“.
Chị Hiền tâm sự, trước đây chị từng học ĐH Sư phạm Đà Nẵng nhưng sau đó không xin được việc làm, phải đi buôn bán tự do vất vả. Vì thế, chị quyết tâm chỉ sinh một con gái và chăm sóc cho bé, hỗ trợ hết mức để con học thật giỏi, sau này không phải vất vả giống như bố mẹ.
Từ gánh hoa quả ở chợ lúc 5 giờ sáng đến tiết học đầu tiên của Ly
Thời gian đầu mới lên Hà Nội, Ly được mẹ đưa đến Trung tâm dạy tiếng Anh theo học. Tuy nhiên, vì kinh tế eo hẹp nên hiện tại, Ly chỉ học ở trường và cuối tuần cô bé tự mình học tiếng Anh bằng cách trò chuyện với du khách nước ngoài ở hồ Hoàn Kiếm.
Mỗi ngày, Ly được mẹ đánh thức từ lúc 5h để còn kịp đi bán hoa quả ngoài chợ. Cô bé dậy sớm, ra chợ theo mẹ rồi đến 7h phải tới trường dù lịch học tới 8h mới bắt đầu. Cả ngày Ly ở trường, đêm về lại học tiếp từ 8h tối đến 11h đêm. Cứ như thế, guồng quay mỗi ngày của cô bé lúc nào cũng bận rộn với chuyện học hành. Lúc rảnh rỗi, Ly cũng chỉ thích ngồi xem các chương trình dạy tiếng Anh trên Youtube.
Chiếc bảng ở nhà Ly dùng để dạy tiếng Anh và nhờ mẹ quay clip up lên mạng.
Ly tâm sự, ước mơ của cô sau này là được đi du học, giới thiệu với bạn bè quốc tế về văn hóa Việt Nam. Nếu không thể du học, cô bé hy vọng có thể trở thành giáo viên tiếng Anh, chia sẻ kinh nghiệm học ngoại ngữ tới nhiều người.
Bây giờ ở nhà, Ly hay nhờ mẹ quay clip mình dạy tiếng Anh để up lên Facebook, Youtube. “Con hay quay clip vì muốn chia sẻ những điều mình học được với mọi người. Mọi người xem cũng rất thích, nhất là các bạn ở quê“, Ly nói.
Buổi tối cuối tuần, Ly theo bố mẹ lên hồ Hoàn Kiếm, gặp người nước ngoài để trò chuyện.
Mỗi tối cuối tuần, Ly lại theo mẹ lên hồ Hoàn Kiếm học tiếng Anh. Bố mẹ cô đều không giỏi ngoại ngữ nhưng rất chăm chú lắng nghe con gái giao tiếp với du khách. Ngoài trau dồi vốn ngoại ngữ, cô bé còn tranh thủ dạy họ nói tiếng Việt.
Những gì cô bé dạy họ không nhiều, chủ yếu là các từ cơ bản, đủ để chào hỏi mấy câu xã giao với người Việt Nam. Dù đơn giản như vậy nhưng điều đó cũng đủ làm du khách vui vẻ. Họ cũng rất ấn tượng với khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh của Ly.
Dù không hiểu con gái đang nói gì nhưng mẹ Ly luôn ở bên và chăm chú theo dõi em trò chuyện với khách du lịch.
“Cô bé rất đáng yêu và phát âm tiếng Anh khá chuẩn“, Alice (khách du lịch người Pháp chia sẻ). “Mình đi du lịch, muốn tìm hiểu về văn hóa Việt Nam nên rất muốn nói chuyện với các bạn người Việt nhưng không phải ai cũng có thời gian và khả năng ngoại ngữ tốt như cô bé này“, John (du khách người Tây Ban Nha) nói.
Ly tâm sự, em rất thích được đi cùng mẹ tới phố đi bộ. Mỗi khi tới đây, 2 mẹ con vừa được dạo chơi, nghe nhạc và Ly thì có thêm thời gian để rèn luyện tiếng Anh.
“Người nước ngoài dạy con nhiều về từ vựng, cách phát âm nên con rất thích trò chuyện với họ. Con cũng thích dạy tiếng Việt cho họ vì họ rất thích học tiếng Việt, giống con thích học tiếng Anh. Mỗi lần nói chuyện với họ, con chỉ ước mình hiểu biết nhiều hơn, có thể nói chuyện lâu hơn với các cô chú“, bé Ly kể.