Bài đăng mới

Hiển thị các bài đăng có nhãn giáo sư tiếng anh. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn giáo sư tiếng anh. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 31 tháng 1, 2020

MIC – Ngày 13/1, trường Tiểu học An Dương (thị trấn An Dương, huyện An Dương, TP. Hải Phòng) tổ chức chương trình Festival tiếng Anh với chủ đề “Our Tet Holiday” (Tết của chúng em).
Trường Tiểu học An Dương
Các em học sinh tại Trường Tiểu học An Dương.
Tiết mục múa nón thú vị do học sinh nhà trường biểu diễn.
Về dự chuyên đề với cô trò trường Tiểu học An Dương có: ông Hoàng Quốc Khánh, Trưởng phòng Tư tưởng- Chính trị, Sở GD&ĐT Hải Phòng; ông Lương Thế Quý, Phó Chủ tịch UBND huyện An Dương; ông Vũ Mạnh Hùng, Trưởng phòng GD&ĐT huyện An Dương cùng đông đảo khách mời là lãnh đạo thị trấn An Dương, phòng Giáo dục Tiểu học, Sở GD&ĐT Hải Phòng và giáo viên tiếng Anh các trường tiểu học trong toàn huyện.
Học sinh hào hứng tham gia chương trình văn nghệ cùng các bạn trên sân khấu.
 >>> Cung cấp giáo viên tiếng anh bản ngữ.
Đối với bậc học tiểu học, học tiếng Anh tạo nền tảng cho việc tiếp tục học tiếng Anh ở các cấp học tiếp theo cũng như trang bị những kĩ năng học ngoại ngữ cơ bản để học các ngôn ngữ khác trong tương lai. Ngoài ra, việc học tiếng Anh còn giúp các em hình thành năng lực diễn đạt ý tưởng cá nhân một cách tự tin, độc lập và sáng tạo.
Cô giáo Đỗ Thị Thanh Đượm, Hiệu trưởng trường Tiểu học An Dương phát biểu khai mạc chuyên đề.
Xác định được vai trò, tầm quan trọng của tiếng Anh trong xu thế hội nhập và toàn cầu hóa, đặc biệt trong thời đại của công nghệ 4.0, trường tiểu học An Dương luôn tìm tòi, đổi mới phương pháp dạy học giúp học sinh có hứng thú và yêu thích môn học này.
Học sinh trường Tiểu học An Dương tự tin với những hoạt động trải nghiệm bằng tiếng Anh.
Trong quá trình đổi mới phương pháp dạy học môn tiếng Anh, trường Tiểu học An Dương luôn hướng tới các hoạt động trải nghiệm, nhằm gây hứng thú cho học sinh bằng cách tạo ra những sân chơi bổ ích. Đây là dịp để các em học sinh yêu thích ngoại ngữ, thích giao tiếp và thích thể hiện tài năng nghệ thuật có sân chơi để toả sáng.
Cô giáo Nguyễn Thị Hòa, giáo viên chủ nhiệm lớp 2A6 cùng các em học sinh trong gian hàng bán đồ Tết. 
Với chủ đề “Tết của chúng em”, học sinh nhà trường được tìm hiểu về ngày Tết cổ truyền của dân tộc qua màn giao lưu hỏi đáp bằng tiếng Anh. Sau đó, học sinh được trải nghiệm tại các gian hàng, giới thiệu về văn hóa ẩm thực, các món đồ ngày Tết.
 Học sinh nhà trường tham quan gian hàng hoa Tết.
Sân trường được bố trí thành 2 khu, với khu A học sinh, thầy cô và các đại biểu được thưởng thức các chương trình văn nghệ, màn biểu diễn, trò chơi bằng tiếng Anh của thầy và trò nhà trường.
Gian hàng quả với một số loại trái cây đặc trưng.
Sân trường khu B là nơi bày bán các gian hàng ngày Tết như: hàng hoa, hàng tranh, hàng bánh chưng, hàng quả, đồ uống, đồ trang trí và phong bao lì xì. Mỗi gian có sự tham gia của 3 lớp với thứ tự bốc thăm ngẫu nhiên.
Gian hàng bánh chưng cho học sinh nhiều trải nghiệm.
 >>> Giáo viên nước ngoài cho khối Tiểu Hoc & THCS.
Cô giáo Đỗ Thị Thanh Đượm, Hiệu trưởng trường Tiểu học An Dương cho biết: Tham gia chương trình, quý vị đại biểu, quý thầy cô và các bậc phụ huynh học sinh, các em học sinh sẽ có cơ hội thăm quan, thưởng thức văn hoá ẩm thực và mang về những đồ vật, những thứ không thể thiểu trong ngày Tết cổ truyền của dân tộc. Đó thực sự là những trải nghiệm rất ấn tượng và tuyệt vời.
Cô giáo Đỗ Thúy Uyên, giáo viên chủ nhiệm lớp 3A5 cùng học trò trong gian hàng hoa của lớp mình.
 
Chị Nguyễn Hiền Nương, phụ huynh lớp 4A2, trường tiểu học An Dương chia sẻ: Hoạt động này thật ý nghĩa và thực sự là trải nghiệm tuyệt vời với học sinh. Bản thân tôi cũng thấy đó là một trải nghiệm thú vị khi được cùng các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các con tận tay chuẩn bị gian hàng cho lớp mình. Tôi thấy các con rất háo hức, hứng thú. Qua đây, giúp các con rèn được khả năng ngoại ngữ, những kiến thức về Tết cổ truyền và hình thành những kỹ năng giao lưu, làm việc nhóm rất tốt.
> Cung cấp giáo viên tiếng anh chuyên ngành TẠI ĐÂY
Để đăng ký giáo viên hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí: 
CÔNG TY CP HỢP TÁC QUỐC TẾ MINH QUANG
 HÀ NỘI : 229 Trần Quốc Hoàn - Dịch Vọng- Cầu Giấy - Hà Nội.
 Hotline : 024.6685.3355 - 0974. 622. 815 - 0966 188 169
 Email : giaovientienganh.edu@gmail.com
 Skype : giaovientienganh.edu
Theo: N.Dịu
tiếng anh cho trẻ

HỌC SINH HẢI PHÒNG TÌM HIỂU VỀ TẾT CỔ TRUYỀN QUA FESTIVAL TIẾNG ANH

Mic.seo3  |  at  tháng 1 31, 2020

MIC – Ngày 13/1, trường Tiểu học An Dương (thị trấn An Dương, huyện An Dương, TP. Hải Phòng) tổ chức chương trình Festival tiếng Anh với chủ đề “Our Tet Holiday” (Tết của chúng em).
Trường Tiểu học An Dương
Các em học sinh tại Trường Tiểu học An Dương.
Tiết mục múa nón thú vị do học sinh nhà trường biểu diễn.
Về dự chuyên đề với cô trò trường Tiểu học An Dương có: ông Hoàng Quốc Khánh, Trưởng phòng Tư tưởng- Chính trị, Sở GD&ĐT Hải Phòng; ông Lương Thế Quý, Phó Chủ tịch UBND huyện An Dương; ông Vũ Mạnh Hùng, Trưởng phòng GD&ĐT huyện An Dương cùng đông đảo khách mời là lãnh đạo thị trấn An Dương, phòng Giáo dục Tiểu học, Sở GD&ĐT Hải Phòng và giáo viên tiếng Anh các trường tiểu học trong toàn huyện.
Học sinh hào hứng tham gia chương trình văn nghệ cùng các bạn trên sân khấu.
 >>> Cung cấp giáo viên tiếng anh bản ngữ.
Đối với bậc học tiểu học, học tiếng Anh tạo nền tảng cho việc tiếp tục học tiếng Anh ở các cấp học tiếp theo cũng như trang bị những kĩ năng học ngoại ngữ cơ bản để học các ngôn ngữ khác trong tương lai. Ngoài ra, việc học tiếng Anh còn giúp các em hình thành năng lực diễn đạt ý tưởng cá nhân một cách tự tin, độc lập và sáng tạo.
Cô giáo Đỗ Thị Thanh Đượm, Hiệu trưởng trường Tiểu học An Dương phát biểu khai mạc chuyên đề.
Xác định được vai trò, tầm quan trọng của tiếng Anh trong xu thế hội nhập và toàn cầu hóa, đặc biệt trong thời đại của công nghệ 4.0, trường tiểu học An Dương luôn tìm tòi, đổi mới phương pháp dạy học giúp học sinh có hứng thú và yêu thích môn học này.
Học sinh trường Tiểu học An Dương tự tin với những hoạt động trải nghiệm bằng tiếng Anh.
Trong quá trình đổi mới phương pháp dạy học môn tiếng Anh, trường Tiểu học An Dương luôn hướng tới các hoạt động trải nghiệm, nhằm gây hứng thú cho học sinh bằng cách tạo ra những sân chơi bổ ích. Đây là dịp để các em học sinh yêu thích ngoại ngữ, thích giao tiếp và thích thể hiện tài năng nghệ thuật có sân chơi để toả sáng.
Cô giáo Nguyễn Thị Hòa, giáo viên chủ nhiệm lớp 2A6 cùng các em học sinh trong gian hàng bán đồ Tết. 
Với chủ đề “Tết của chúng em”, học sinh nhà trường được tìm hiểu về ngày Tết cổ truyền của dân tộc qua màn giao lưu hỏi đáp bằng tiếng Anh. Sau đó, học sinh được trải nghiệm tại các gian hàng, giới thiệu về văn hóa ẩm thực, các món đồ ngày Tết.
 Học sinh nhà trường tham quan gian hàng hoa Tết.
Sân trường được bố trí thành 2 khu, với khu A học sinh, thầy cô và các đại biểu được thưởng thức các chương trình văn nghệ, màn biểu diễn, trò chơi bằng tiếng Anh của thầy và trò nhà trường.
Gian hàng quả với một số loại trái cây đặc trưng.
Sân trường khu B là nơi bày bán các gian hàng ngày Tết như: hàng hoa, hàng tranh, hàng bánh chưng, hàng quả, đồ uống, đồ trang trí và phong bao lì xì. Mỗi gian có sự tham gia của 3 lớp với thứ tự bốc thăm ngẫu nhiên.
Gian hàng bánh chưng cho học sinh nhiều trải nghiệm.
 >>> Giáo viên nước ngoài cho khối Tiểu Hoc & THCS.
Cô giáo Đỗ Thị Thanh Đượm, Hiệu trưởng trường Tiểu học An Dương cho biết: Tham gia chương trình, quý vị đại biểu, quý thầy cô và các bậc phụ huynh học sinh, các em học sinh sẽ có cơ hội thăm quan, thưởng thức văn hoá ẩm thực và mang về những đồ vật, những thứ không thể thiểu trong ngày Tết cổ truyền của dân tộc. Đó thực sự là những trải nghiệm rất ấn tượng và tuyệt vời.
Cô giáo Đỗ Thúy Uyên, giáo viên chủ nhiệm lớp 3A5 cùng học trò trong gian hàng hoa của lớp mình.
 
Chị Nguyễn Hiền Nương, phụ huynh lớp 4A2, trường tiểu học An Dương chia sẻ: Hoạt động này thật ý nghĩa và thực sự là trải nghiệm tuyệt vời với học sinh. Bản thân tôi cũng thấy đó là một trải nghiệm thú vị khi được cùng các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các con tận tay chuẩn bị gian hàng cho lớp mình. Tôi thấy các con rất háo hức, hứng thú. Qua đây, giúp các con rèn được khả năng ngoại ngữ, những kiến thức về Tết cổ truyền và hình thành những kỹ năng giao lưu, làm việc nhóm rất tốt.
> Cung cấp giáo viên tiếng anh chuyên ngành TẠI ĐÂY
Để đăng ký giáo viên hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí: 
CÔNG TY CP HỢP TÁC QUỐC TẾ MINH QUANG
 HÀ NỘI : 229 Trần Quốc Hoàn - Dịch Vọng- Cầu Giấy - Hà Nội.
 Hotline : 024.6685.3355 - 0974. 622. 815 - 0966 188 169
 Email : giaovientienganh.edu@gmail.com
 Skype : giaovientienganh.edu
Theo: N.Dịu

Thứ Sáu, 10 tháng 1, 2020

Chỉ còn 9 tháng nữa, các trường tiểu học sẽ áp dụng dạy học chương trình và SGK mới từ lớp 1. Tuy nhiên, nhiều trường ở các địa phương vẫn thiếu giáo viên Tiếng Anh trầm trọng.
Điển hình nhất về việc thiếu giáo viên tiểu học hiện nay là ở Hà Tĩnh. Trường Tiểu học Kỳ Thịnh nhiều năm nay không có giáo viên dạy Tiếng Anh, học sinh hoàn toàn không được học môn này. Nhà trường nhiều lần đề xuất lên cấp trên nhưng không được giải quyết.
Cũng có xã rơi vào tình trạng cả trường tiểu học và THCS chỉ có duy nhất một giáo viên Tiếng Anh, lượng học sinh đông, chia làm nhiều lớp, giáo viên dù có tăng giờ dạy cũng không đáp ứng được chương trình.

Một tiết học môn Tiếng Anh của học sinh tiểu học. Ảnh: TP.

Hết giáo viên Tiếng Anh

Theo ông Nguyễn Hữu Sum, Trưởng phòng GD&ĐT thị xã Kỳ Anh, hiện thị xã thiếu 23 giáo viên Tiếng Anh, trong đó bậc tiểu học thiếu 18 người. Đặc biệt, một số trường vắng bóng hẳn giáo viên Tiếng Anh, dù trong chương trình hiện hành, học sinh từ lớp 3 đã được học tự chọn môn này.
Nguyên nhân là một số giáo viên về hưu, ngành chưa chuẩn bị kịp phương án thay thế. Phòng GD&ĐT thị xã đề xuất Sở Nội vụ và tỉnh Hà Tĩnh cho giải pháp để tuyển thêm giáo viên, trong đó ưu tiên cho giáo viên tiểu học để thực hiện chương trình mới.
Hiện trường mới ký hợp đồng thỉnh giảng được với hai giáo viên Tiếng Anh tạm thời đáp ứng nhu cầu dạy học. Tuy nhiên, về lâu dài, cần có giáo viên biên chế để học sinh không rơi vào tình trạng ăn đong.
Ông Thái Văn Thành, Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Nghệ An, cho biết hiện nay, mỗi huyện thiếu khoảng 7-8 người, Nghệ An có 21 huyện tương đương với hơn 150 giáo viên môn học này. Chương trình GDPT mới, lo không đủ nguồn giáo viên cho học sinh từ lớp 1, lớp 2, địa phương cho phép các trường liên kết với các trung tâm ngoại ngữ đưa giáo viên bản địa vào dạy hoặc mời giáo viên các cấp dạy thêm buổi chiều.
Theo ông Thành, đây là giải pháp tạm thời. Trong năm học tới địa phương sẽ tiến tới tuyển đủ 1,5 giáo viên/lớp (hiện mới chỉ đạt tỉ lệ 1,4 giáo viên/ lớp).
Điều địa phương lo lắng hiện nay là học sinh ở các điểm lẻ không biết phải tính toán ra sao khi áp dụng chương trình, SGK mới. Mỗi điểm có không đến 10 học sinh. Lớp 1,2 các em không được học Tiếng Anh đã đành nhưng khi đến lớp 3 chương trình bắt buộc cũng khó bố trí đủ giáo viên, thậm chí có giáo viên cũng không có trang thiết bị để dạy học môn này theo chương trình mới.

Khó cả nguồn tuyển

Tháng 9, UBND huyện Phù Ninh (Phú Thọ) đăng thông báo về việc tuyển dụng một số giáo viên Tiếng Anh tiểu học. Trong đó, nêu rõ tiêu chí giáo viên phải tốt nghiệp ĐH Sư phạm trở lên, chuyên ngành Tiếng Anh hoặc tốt nghiệp ĐH trở lên chuyên ngành Tiếng Anh. Giáo viên phải có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm, chứng chỉ công nhận đạt trình độ B2 trở lên; có trình độ Tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản…
Cô L.H.N., một giáo viên hợp đồng Tiếng Anh ở Phú Thọ, cho biết nhiều năm làm giáo viên dạy hợp đồng, cô rất mong chờ cơ hội được tuyển dụng vào biên chế chính thức. Tuy nhiên, soi chiếu lại không đáp ứng điều kiện tuyển dụng. Đó cũng là thực trạng chung của việc tuyển dụng giáo viên Tiếng Anh ở nhiều địa phương.
Ông Phùng Quốc Lập, Phó giám đốc Sở GD&ĐT Phú Thọ, khẳng định tuy các trường thiếu giáo viên, một số giáo viên môn học hợp đồng lâu năm không được tuyển là có thật. Sở dĩ có chuyện như trên là do để thực hiện chương trình GDPT mới, UBND tỉnh yêu cầu phải tuyển giáo viên tốt nghiệp ĐH chính quy trở lên, có bằng B2 và một số điều kiện khác nên một số giáo viên hợp đồng cũ không đáp ứng được.
Cũng theo ông Lập, địa phương vừa tuyển gần 360 người, trong đó có gần 40 giáo viên Tiếng Anh cho bậc tiểu học, cơ bản mới chỉ đáp ứng được giáo viên dạy môn này từ lớp 3, riêng lớp 1,2, địa phương sẽ thực hiện giải pháp cho các trường ký liên kết với giáo viên các trung tâm ngoại ngữ vào dạy cho học sinh làm quen.
TS Thái Văn Tài, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học (Bộ GD&ĐT), lý giải trong chương trình hiện hành, Tiếng Anh là môn tự chọn nên các địa phương chưa có căn cứ để tuyển. Trong khi đó, chương trình GDPT mới, cùng với Tin học, Tiếng Anh là môn học bắt buộc vì vậy, đây sẽ là căn cứ để các địa phương tuyển dụng giáo viên theo vị trí việc làm.
Bộ GD&ĐT cũng đã đề nghị các địa phương có lộ trình, chuẩn bị giáo viên cho môn học, giai đoạn 2020-2026 phải đảm bảo đủ số lượng theo định mức số tiết quy định trong chương trình.
Để đăng ký giáo viên hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí: 
CÔNG TY CP HỢP TÁC QUỐC TẾ MINH QUANG
 HÀ NỘI : 229 Trần Quốc Hoàn - Dịch Vọng- Cầu Giấy - Hà Nội.
 Hotline : 024.6685.3355 - 0974. 622. 815 - 0966 188 169
 Email : giaovientienganh.edu@gmail.com
 Skype : giaovientienganh.edu


giáo viên tiếng anh

GIÁO VIÊN TIẾNG ANH THIẾU TRẦM TRỌNG TẠI NHIỀU TRƯỜNG TIỂU HỌC

Mic.seo3  |  at  tháng 1 10, 2020

Chỉ còn 9 tháng nữa, các trường tiểu học sẽ áp dụng dạy học chương trình và SGK mới từ lớp 1. Tuy nhiên, nhiều trường ở các địa phương vẫn thiếu giáo viên Tiếng Anh trầm trọng.
Điển hình nhất về việc thiếu giáo viên tiểu học hiện nay là ở Hà Tĩnh. Trường Tiểu học Kỳ Thịnh nhiều năm nay không có giáo viên dạy Tiếng Anh, học sinh hoàn toàn không được học môn này. Nhà trường nhiều lần đề xuất lên cấp trên nhưng không được giải quyết.
Cũng có xã rơi vào tình trạng cả trường tiểu học và THCS chỉ có duy nhất một giáo viên Tiếng Anh, lượng học sinh đông, chia làm nhiều lớp, giáo viên dù có tăng giờ dạy cũng không đáp ứng được chương trình.

Một tiết học môn Tiếng Anh của học sinh tiểu học. Ảnh: TP.

Hết giáo viên Tiếng Anh

Theo ông Nguyễn Hữu Sum, Trưởng phòng GD&ĐT thị xã Kỳ Anh, hiện thị xã thiếu 23 giáo viên Tiếng Anh, trong đó bậc tiểu học thiếu 18 người. Đặc biệt, một số trường vắng bóng hẳn giáo viên Tiếng Anh, dù trong chương trình hiện hành, học sinh từ lớp 3 đã được học tự chọn môn này.
Nguyên nhân là một số giáo viên về hưu, ngành chưa chuẩn bị kịp phương án thay thế. Phòng GD&ĐT thị xã đề xuất Sở Nội vụ và tỉnh Hà Tĩnh cho giải pháp để tuyển thêm giáo viên, trong đó ưu tiên cho giáo viên tiểu học để thực hiện chương trình mới.
Hiện trường mới ký hợp đồng thỉnh giảng được với hai giáo viên Tiếng Anh tạm thời đáp ứng nhu cầu dạy học. Tuy nhiên, về lâu dài, cần có giáo viên biên chế để học sinh không rơi vào tình trạng ăn đong.
Ông Thái Văn Thành, Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Nghệ An, cho biết hiện nay, mỗi huyện thiếu khoảng 7-8 người, Nghệ An có 21 huyện tương đương với hơn 150 giáo viên môn học này. Chương trình GDPT mới, lo không đủ nguồn giáo viên cho học sinh từ lớp 1, lớp 2, địa phương cho phép các trường liên kết với các trung tâm ngoại ngữ đưa giáo viên bản địa vào dạy hoặc mời giáo viên các cấp dạy thêm buổi chiều.
Theo ông Thành, đây là giải pháp tạm thời. Trong năm học tới địa phương sẽ tiến tới tuyển đủ 1,5 giáo viên/lớp (hiện mới chỉ đạt tỉ lệ 1,4 giáo viên/ lớp).
Điều địa phương lo lắng hiện nay là học sinh ở các điểm lẻ không biết phải tính toán ra sao khi áp dụng chương trình, SGK mới. Mỗi điểm có không đến 10 học sinh. Lớp 1,2 các em không được học Tiếng Anh đã đành nhưng khi đến lớp 3 chương trình bắt buộc cũng khó bố trí đủ giáo viên, thậm chí có giáo viên cũng không có trang thiết bị để dạy học môn này theo chương trình mới.

Khó cả nguồn tuyển

Tháng 9, UBND huyện Phù Ninh (Phú Thọ) đăng thông báo về việc tuyển dụng một số giáo viên Tiếng Anh tiểu học. Trong đó, nêu rõ tiêu chí giáo viên phải tốt nghiệp ĐH Sư phạm trở lên, chuyên ngành Tiếng Anh hoặc tốt nghiệp ĐH trở lên chuyên ngành Tiếng Anh. Giáo viên phải có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm, chứng chỉ công nhận đạt trình độ B2 trở lên; có trình độ Tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản…
Cô L.H.N., một giáo viên hợp đồng Tiếng Anh ở Phú Thọ, cho biết nhiều năm làm giáo viên dạy hợp đồng, cô rất mong chờ cơ hội được tuyển dụng vào biên chế chính thức. Tuy nhiên, soi chiếu lại không đáp ứng điều kiện tuyển dụng. Đó cũng là thực trạng chung của việc tuyển dụng giáo viên Tiếng Anh ở nhiều địa phương.
Ông Phùng Quốc Lập, Phó giám đốc Sở GD&ĐT Phú Thọ, khẳng định tuy các trường thiếu giáo viên, một số giáo viên môn học hợp đồng lâu năm không được tuyển là có thật. Sở dĩ có chuyện như trên là do để thực hiện chương trình GDPT mới, UBND tỉnh yêu cầu phải tuyển giáo viên tốt nghiệp ĐH chính quy trở lên, có bằng B2 và một số điều kiện khác nên một số giáo viên hợp đồng cũ không đáp ứng được.
Cũng theo ông Lập, địa phương vừa tuyển gần 360 người, trong đó có gần 40 giáo viên Tiếng Anh cho bậc tiểu học, cơ bản mới chỉ đáp ứng được giáo viên dạy môn này từ lớp 3, riêng lớp 1,2, địa phương sẽ thực hiện giải pháp cho các trường ký liên kết với giáo viên các trung tâm ngoại ngữ vào dạy cho học sinh làm quen.
TS Thái Văn Tài, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học (Bộ GD&ĐT), lý giải trong chương trình hiện hành, Tiếng Anh là môn tự chọn nên các địa phương chưa có căn cứ để tuyển. Trong khi đó, chương trình GDPT mới, cùng với Tin học, Tiếng Anh là môn học bắt buộc vì vậy, đây sẽ là căn cứ để các địa phương tuyển dụng giáo viên theo vị trí việc làm.
Bộ GD&ĐT cũng đã đề nghị các địa phương có lộ trình, chuẩn bị giáo viên cho môn học, giai đoạn 2020-2026 phải đảm bảo đủ số lượng theo định mức số tiết quy định trong chương trình.
Để đăng ký giáo viên hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí: 
CÔNG TY CP HỢP TÁC QUỐC TẾ MINH QUANG
 HÀ NỘI : 229 Trần Quốc Hoàn - Dịch Vọng- Cầu Giấy - Hà Nội.
 Hotline : 024.6685.3355 - 0974. 622. 815 - 0966 188 169
 Email : giaovientienganh.edu@gmail.com
 Skype : giaovientienganh.edu


Thứ Sáu, 20 tháng 12, 2019

“Trong lúc khảo sát một số bài báo bằng tiếng Anh của một số nhân vật GS, TS ở Việt Nam tôi thấy viết sai câu cú lung tung cả”.

Rời khỏi đất nước hơn 30 năm, nhưng lại thường xuyên về Việt Nam để trao đổi, giảng dạy, GS toán học Nguyễn Tiến Dũng (ĐH Toulous, Pháp) đã có những góc nhìn rất thú vị về trình độ tiếng Anh hạn chế của người Việt.
Bài báo bằng tiếng Anh của một số GS, TS Việt Nam: “Câu cú viết sai lung tung cả”
Thưa ông, TS Hồ Bất Khuất, một người đã từng du học phỏng đoán: Nếu bây giờ bắt thi sát hạch tiếng Anh thì có tới 20% tân GS, PGS không dám tham gia, 30% sẽ như gà mắc tóc. Ông suy nghĩ gì về con số này?
GS Nguyễn Tiến Dũng: Theo tôi đoán thì con số thực tế có thể còn cao hơn thế. Họ sẽ rất sợ sát hạch tiếng Anh. Khái niệm “thạo tiếng Anh” là một khái niệm khá tương đối ở Việt Nam, và có GS tự ghi là “thạo tiếng Anh” nhưng chưa chắc đã biết tiếng Anh tốt bằng một học sinh trung học cơ sở.
TS Trần Vinh Dự, hiệu trưởng một trường cao đẳng, người cũng đã từng du học ở nước ngoài, phát biểu: Đọc tóm tắt luận văn tiến sĩ bằng tiếng Anh của một số vị tiến sĩ, thấy trình độ ngoại ngữ ngô nghê hơn cả google translate. Trong quá trình nghiên cứu và công tác mấy chục năm qua, ông đã từng gặp những trường hợp như vậy?
GS Nguyễn Tiến Dũng: Trong lúc khảo sát một số bài báo bằng tiếng Anh của một số nhân vật GS, TS ở Việt Nam liên quan đến vấn đề đạo văn và giả khoa học, tôi gặp tình huống tương tự như điều TS Trần Vinh Dự nói, tức là viết sai câu cú lung tung cả.
Trình độ tiếng Anh nói riêng, ngoại ngữ nói chung của đội ngũ “trí thức tinh hoa” ở Việt Nam, ảnh hưởng thế nào đến chất lượng nghiên cứu và việc công bố những công trình khoa học, sáng kiến của họ trên những diễn đàn, tổ chức quốc tế, thưa ông?
GS Nguyễn Tiến Dũng: Theo tôi thì riêng trong lĩnh vực nghiên cứu, tiếng Anh chưa phải vấn đề quan trọng nhất, vì nếu có kém tiếng Anh vẫn có thể nhờ, thuê người dịch tiếng Anh cho đúng, và luyện nói để bài báo cáo của mình khiến người khác hiểu được.
Vấn đề quan trọng nhất và ảnh hưởng xấu đến chất lượng khoa học là sự thiếu đầu tư và thiếu nghiêm túc trong nghiên cứu khoa học.
Với một người đã sống và làm việc nhiều chục năm tại nước ngoài, theo cá nhân ông, những nguyên nhân quan trọng nào đã khiến cho trình độ ngoại ngữ của người Việt không mấy tiến triển?
GS Nguyễn Tiến Dũng: So với ngày trước thì thế hệ trẻ ngày nay có điều kiện học ngoại ngữ tốt hơn nhiều thế hệ cả thế hệ già và trung niên, và do đó nhìn chung cũng dễ có trình độ ngoại ngữ cao hơn.
Phần lớn giáo viên tiếng Anh ở Việt Nam phát âm rất khó nghe
Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo năm 2016, trên 50% giáo viên tiếng Anh tiểu học, 63,29% bậc THCS và 73,88% cấp THPT chưa đạt chuẩn. Cải thiện tỉ lệ này không thể một sớm một chiều. Đây cũng là nguyên nhân khiến các phụ huynh chọn việc cho con học ngoài giờ tại các Trung tâm ngoại ngữ. Ông có lời khuyên nào cho các bậc phụ huynh?
GS Nguyễn Tiến Dũng: Mỗi ngoại ngữ có những đặc thù của nó. Riêng đối với học tiếng Anh, cần được học phát âm đúng (thay vì phát âm sai) ngay từ đầu, vì “nói ngọng” thì rất khó sửa về sau.
Tuy nhiên, do trước kia thiếu điệu kiện để học phát âm cho đúng, nên phần lớn giáo viên tiếng Anh ở Việt Nam phát âm rất khó nghe. Để tránh điều này, cả giáo viên và học sinh cần được nghe nhiều audio/video tiếng Anh do những người nói thạo tiếng Anh (như tiếng mẹ đẻ) nói.
Ngoại ngữ là thứ có thể tự học. Bản thân tôi cả hai thứ tiếng Anh và Pháp đều là tự học. Có thể biến sách vở, bạn bè giao tiếp v.v. thành “thầy” của mình.
Tất nhiên, có thầy tốt thì tiến nhanh, đối với gia đình có điều kiện thì học một thầy một trò hay trong những lớp nhỏ với thầy tốt bản địa chắc sẽ rất ổn. Nhưng nếu không may mắn, gặp phải thầy dở hoặc lớp quá đông đúc lộn xộn thì có khi tự học còn hơn.
Học tiếng là phải học đều đặn hàng ngày, nhúng mình trong thứ tiếng đó (kiểu như ngôn ngữ thứ 2 – ESL), thì mới tiến nhanh và khỏi bị quên. Ngày nay, điều kiện để học tiếng Anh hàng ngày có nhiều và phong phú hơn ngày xưa rất nhiều, nên tận dụng chúng.
Ví dụ, có thể kết bạn online để giao tiếp tiếng Anh, xem thời sự bằng tiếng Anh, xem các chương trình học tiếng Anh trên mạng, đọc sách song ngữ đồng thời nghe audio/video tiếng Anh tương ứng (chúng tôi cũng có làm các sách kiểu này cho người học tiếng Anh).
Thủ tướng Lý Quang Diệu đã tổng kết bài học của Singapore: “Chỉ có một cách để không bị tụt hậu là phải giỏi tiếng Anh. Việc lựa chọn tiếng Anh đóng vai trò như ngôn ngữ làm việc, giúp ngăn chặn nảy sinh xung đột sắc tộc, đem lại ưu thế cạnh tranh”. Theo ông, cánh cửa tiếng Anh quan trọng như thế nào đối với sự phát triển của Việt Nam?
GS Nguyễn Tiến Dũng: Tiếng Anh ngày nay đã trở thành thứ tiếng giao dịch “de factor” của toàn thế giới, nên muốn hội nhập thế giới để đi lên, không chỉ về kinh tế mà còn về tất cả mọi khía cạnh khác của cuộc sống, thì biết tiếng Anh là rất quan trọng.
Phần lớn dân chúng ở nhiều nước châu Âu như Hà Lan, Thụy Sĩ, Đức, v.v. ngày nay nói tiếng Anh thạo gần như tiếng mẹ đẻ. Ở nhiều nước mà ngày xưa có rất ít người biết ngoại ngữ, như là Trung Quốc và Hàn Quốc, thì phong trào học tiếng Anh cũng rất mạnh. Bởi vậy, tiếng Anh có vai trò gần như là “visa” để đi ra thế giới.
Nhân tiện nói thêm, do sự trỗi dậy của Trung Quốc, thì các nước phương Tây hiện tại lại rất quan tâm đến tiếng Trung Quốc, và tiếng Trung Quốc đang trở thành thứ tiếng quan trọng thứ hai trên thế giới, chỉ sau tiếng Anh.
GS Nguyễn Tiến Dũng hiện đang giảng dạy ở Đại học Toulouse, Pháp. Năm 2007, Nguyễn Tiến Dũng được Ủy ban Quốc gia về đại học của Pháp phong hàm giáo sư hạng nhất, lúc mới 37 tuổi. Năm 2015, ông được phong hàm giáo sư hạng đặc biệt.
GS Dũng nghiên cứu và giảng dạy: Hình học vi phân, hình học simpletic, hình học Poisson, lý thuyết ergodic và hệ động lực, vật lý toán, phương pháp toán trong tài chính, lý thuyết độ phức tạp, toán trong trí tuệ nhân tạo…
Ông vẫn giữ kỷ lục là thí sinh Việt nhỏ tuổi nhất giành HCV Olympic Toán quốc tế.
Dù rời đất nước hơn 30 năm, nhưng ông vẫn giữ quốc tịch và thường xuyên về giảng dạy, trao đổi học thuật tại Việt Nam.
Để đăng ký giáo viên hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí: 
CÔNG TY CP HỢP TÁC QUỐC TẾ MINH QUANG
 HÀ NỘI : 229 Trần Quốc Hoàn - Dịch Vọng- Cầu Giấy - Hà Nội.
 Hotline : 024.6685.3355 - 0974. 622. 815 - 0966 188 169
 Email : giaovientienganh.edu@gmail.com
 Skype : giaovientienganh.edu
Theo: TTT
nói tiếng anh

GS NGUYỄN TIẾN DŨNG: TÔI ĐOÁN NHIỀU GIÁO SƯ, TIẾN SĨ Ở VIỆT NAM RẤT SỢ SÁT HẠCH TIẾNG ANH

Mic.seo3  |  at  tháng 12 20, 2019

“Trong lúc khảo sát một số bài báo bằng tiếng Anh của một số nhân vật GS, TS ở Việt Nam tôi thấy viết sai câu cú lung tung cả”.

Rời khỏi đất nước hơn 30 năm, nhưng lại thường xuyên về Việt Nam để trao đổi, giảng dạy, GS toán học Nguyễn Tiến Dũng (ĐH Toulous, Pháp) đã có những góc nhìn rất thú vị về trình độ tiếng Anh hạn chế của người Việt.
Bài báo bằng tiếng Anh của một số GS, TS Việt Nam: “Câu cú viết sai lung tung cả”
Thưa ông, TS Hồ Bất Khuất, một người đã từng du học phỏng đoán: Nếu bây giờ bắt thi sát hạch tiếng Anh thì có tới 20% tân GS, PGS không dám tham gia, 30% sẽ như gà mắc tóc. Ông suy nghĩ gì về con số này?
GS Nguyễn Tiến Dũng: Theo tôi đoán thì con số thực tế có thể còn cao hơn thế. Họ sẽ rất sợ sát hạch tiếng Anh. Khái niệm “thạo tiếng Anh” là một khái niệm khá tương đối ở Việt Nam, và có GS tự ghi là “thạo tiếng Anh” nhưng chưa chắc đã biết tiếng Anh tốt bằng một học sinh trung học cơ sở.
TS Trần Vinh Dự, hiệu trưởng một trường cao đẳng, người cũng đã từng du học ở nước ngoài, phát biểu: Đọc tóm tắt luận văn tiến sĩ bằng tiếng Anh của một số vị tiến sĩ, thấy trình độ ngoại ngữ ngô nghê hơn cả google translate. Trong quá trình nghiên cứu và công tác mấy chục năm qua, ông đã từng gặp những trường hợp như vậy?
GS Nguyễn Tiến Dũng: Trong lúc khảo sát một số bài báo bằng tiếng Anh của một số nhân vật GS, TS ở Việt Nam liên quan đến vấn đề đạo văn và giả khoa học, tôi gặp tình huống tương tự như điều TS Trần Vinh Dự nói, tức là viết sai câu cú lung tung cả.
Trình độ tiếng Anh nói riêng, ngoại ngữ nói chung của đội ngũ “trí thức tinh hoa” ở Việt Nam, ảnh hưởng thế nào đến chất lượng nghiên cứu và việc công bố những công trình khoa học, sáng kiến của họ trên những diễn đàn, tổ chức quốc tế, thưa ông?
GS Nguyễn Tiến Dũng: Theo tôi thì riêng trong lĩnh vực nghiên cứu, tiếng Anh chưa phải vấn đề quan trọng nhất, vì nếu có kém tiếng Anh vẫn có thể nhờ, thuê người dịch tiếng Anh cho đúng, và luyện nói để bài báo cáo của mình khiến người khác hiểu được.
Vấn đề quan trọng nhất và ảnh hưởng xấu đến chất lượng khoa học là sự thiếu đầu tư và thiếu nghiêm túc trong nghiên cứu khoa học.
Với một người đã sống và làm việc nhiều chục năm tại nước ngoài, theo cá nhân ông, những nguyên nhân quan trọng nào đã khiến cho trình độ ngoại ngữ của người Việt không mấy tiến triển?
GS Nguyễn Tiến Dũng: So với ngày trước thì thế hệ trẻ ngày nay có điều kiện học ngoại ngữ tốt hơn nhiều thế hệ cả thế hệ già và trung niên, và do đó nhìn chung cũng dễ có trình độ ngoại ngữ cao hơn.
Phần lớn giáo viên tiếng Anh ở Việt Nam phát âm rất khó nghe
Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo năm 2016, trên 50% giáo viên tiếng Anh tiểu học, 63,29% bậc THCS và 73,88% cấp THPT chưa đạt chuẩn. Cải thiện tỉ lệ này không thể một sớm một chiều. Đây cũng là nguyên nhân khiến các phụ huynh chọn việc cho con học ngoài giờ tại các Trung tâm ngoại ngữ. Ông có lời khuyên nào cho các bậc phụ huynh?
GS Nguyễn Tiến Dũng: Mỗi ngoại ngữ có những đặc thù của nó. Riêng đối với học tiếng Anh, cần được học phát âm đúng (thay vì phát âm sai) ngay từ đầu, vì “nói ngọng” thì rất khó sửa về sau.
Tuy nhiên, do trước kia thiếu điệu kiện để học phát âm cho đúng, nên phần lớn giáo viên tiếng Anh ở Việt Nam phát âm rất khó nghe. Để tránh điều này, cả giáo viên và học sinh cần được nghe nhiều audio/video tiếng Anh do những người nói thạo tiếng Anh (như tiếng mẹ đẻ) nói.
Ngoại ngữ là thứ có thể tự học. Bản thân tôi cả hai thứ tiếng Anh và Pháp đều là tự học. Có thể biến sách vở, bạn bè giao tiếp v.v. thành “thầy” của mình.
Tất nhiên, có thầy tốt thì tiến nhanh, đối với gia đình có điều kiện thì học một thầy một trò hay trong những lớp nhỏ với thầy tốt bản địa chắc sẽ rất ổn. Nhưng nếu không may mắn, gặp phải thầy dở hoặc lớp quá đông đúc lộn xộn thì có khi tự học còn hơn.
Học tiếng là phải học đều đặn hàng ngày, nhúng mình trong thứ tiếng đó (kiểu như ngôn ngữ thứ 2 – ESL), thì mới tiến nhanh và khỏi bị quên. Ngày nay, điều kiện để học tiếng Anh hàng ngày có nhiều và phong phú hơn ngày xưa rất nhiều, nên tận dụng chúng.
Ví dụ, có thể kết bạn online để giao tiếp tiếng Anh, xem thời sự bằng tiếng Anh, xem các chương trình học tiếng Anh trên mạng, đọc sách song ngữ đồng thời nghe audio/video tiếng Anh tương ứng (chúng tôi cũng có làm các sách kiểu này cho người học tiếng Anh).
Thủ tướng Lý Quang Diệu đã tổng kết bài học của Singapore: “Chỉ có một cách để không bị tụt hậu là phải giỏi tiếng Anh. Việc lựa chọn tiếng Anh đóng vai trò như ngôn ngữ làm việc, giúp ngăn chặn nảy sinh xung đột sắc tộc, đem lại ưu thế cạnh tranh”. Theo ông, cánh cửa tiếng Anh quan trọng như thế nào đối với sự phát triển của Việt Nam?
GS Nguyễn Tiến Dũng: Tiếng Anh ngày nay đã trở thành thứ tiếng giao dịch “de factor” của toàn thế giới, nên muốn hội nhập thế giới để đi lên, không chỉ về kinh tế mà còn về tất cả mọi khía cạnh khác của cuộc sống, thì biết tiếng Anh là rất quan trọng.
Phần lớn dân chúng ở nhiều nước châu Âu như Hà Lan, Thụy Sĩ, Đức, v.v. ngày nay nói tiếng Anh thạo gần như tiếng mẹ đẻ. Ở nhiều nước mà ngày xưa có rất ít người biết ngoại ngữ, như là Trung Quốc và Hàn Quốc, thì phong trào học tiếng Anh cũng rất mạnh. Bởi vậy, tiếng Anh có vai trò gần như là “visa” để đi ra thế giới.
Nhân tiện nói thêm, do sự trỗi dậy của Trung Quốc, thì các nước phương Tây hiện tại lại rất quan tâm đến tiếng Trung Quốc, và tiếng Trung Quốc đang trở thành thứ tiếng quan trọng thứ hai trên thế giới, chỉ sau tiếng Anh.
GS Nguyễn Tiến Dũng hiện đang giảng dạy ở Đại học Toulouse, Pháp. Năm 2007, Nguyễn Tiến Dũng được Ủy ban Quốc gia về đại học của Pháp phong hàm giáo sư hạng nhất, lúc mới 37 tuổi. Năm 2015, ông được phong hàm giáo sư hạng đặc biệt.
GS Dũng nghiên cứu và giảng dạy: Hình học vi phân, hình học simpletic, hình học Poisson, lý thuyết ergodic và hệ động lực, vật lý toán, phương pháp toán trong tài chính, lý thuyết độ phức tạp, toán trong trí tuệ nhân tạo…
Ông vẫn giữ kỷ lục là thí sinh Việt nhỏ tuổi nhất giành HCV Olympic Toán quốc tế.
Dù rời đất nước hơn 30 năm, nhưng ông vẫn giữ quốc tịch và thường xuyên về giảng dạy, trao đổi học thuật tại Việt Nam.
Để đăng ký giáo viên hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí: 
CÔNG TY CP HỢP TÁC QUỐC TẾ MINH QUANG
 HÀ NỘI : 229 Trần Quốc Hoàn - Dịch Vọng- Cầu Giấy - Hà Nội.
 Hotline : 024.6685.3355 - 0974. 622. 815 - 0966 188 169
 Email : giaovientienganh.edu@gmail.com
 Skype : giaovientienganh.edu
Theo: TTT

Có thể bạn quan tâm