Bài đăng mới

Hiển thị các bài đăng có nhãn giảng viên nước ngoài. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn giảng viên nước ngoài. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 17 tháng 4, 2020

MIC – ‘Chưa bao giờ tôi khó khăn như thế’ – tâm sự của một giáo viên tiếng Anh bản xứ đang thất nghiệp tại Việt Nam giữa mùa dịch COVID-19 cũng là nỗi niềm chung của nhiều người nước ngoài làm nghề giảng dạy ở Viêt Nam.

Giáo viên nước ngoài tại một trường tiểu học ở Q.3, TP.HCM
Họ chủ yếu là giáo viên tiếng Anh ở các trung tâm ngoại ngữ, vốn đóng cửa từ sau tết do dịch COVID-19.
Việt Nam là nơi tốt nhất
Chị Hà, chủ một nhà trọ trên đường Huỳnh Văn Bánh (Q.Phú Nhuận, TP.HCM), kể chuyện một người nước ngoài đến thuê phòng. “Ông ấy nói mình là giáo viên tiếng anh tại Q.1, trước nay chỉ ở khách sạn giá trọn tháng 10 triệu. Giờ có dịch, ổng thất nghiệp, muốn tìm nhà đâu đó dưới 3 triệu thôi” – chị Hà nói.
Nhờ chị Hà, chúng tôi liên hệ được giáo viên này, người Anh, khoảng 45 tuổi. Ông chia sẻ trong hơn 5 năm ở Việt Nam, đây là thời gian khó khăn nhất. Không là giáo viên cơ hữu tại bất kỳ trung tâm nào, thay vào đó ông cộng tác với 3 cơ sở ngoại ngữ tầm trung.
Khi dịch COVID-19 đến, có trung tâm nghỉ hẳn, có trung tâm chuyển sang dạy online, tuy nhiên phần lớn những trung tâm này chỉ xếp giờ cho các giáo viên cơ hữu người Việt, còn những giảng viên nước ngoài cộng tác như ông thì như nằm ngoài lề.
“Trong năm, thường khi có tiết trống và cần người nước ngoài, họ xếp lịch cho tôi. Giờ đây tình hình khó khăn, họ không tiếp tục cũng phải bởi tôi chỉ là cộng tác” – ông nói. Về tài chính, ông có thể cầm cự khoảng 3 tháng tại TP.HCM nhưng phải chi tiêu dè sẻn hơn.
Ông đang tìm kiếm thêm các đầu mối dạy online từ một số gia đình quen biết, hoặc ôn tập từ xa cho học sinh đang chuẩn bị tham dự các kỳ thi quốc tế như IELTS hay IB… “Rồi mọi thứ sẽ sớm trở lại bình thường, tôi tin như thế” – ông nói.
Ông Chubby Vinaltino (Singapore) – cũng là giáo viên nước ngoài tại TP.HCM – chia sẻ ông đến TP.HCM mang theo hi vọng gây dựng được sự nghiệp và gia đình ở Việt Nam. Nguồn thu nhập của Vinaltino gần như hoàn toàn phụ thuộc vào giảng dạy để trang trải mọi chi phí từ tiền nhà đến sinh hoạt.
“Hằng ngày tôi đều săn tìm thêm các trung tâm có sử dụng người nước ngoài dạy online. Điều này tương đối khó, bởi nhìn chung dạy online tại TP.HCM cũng mới và chưa rộng rãi” – ông Vinaltino nói, đồng thời cho biết nghề dạy khó khăn, ông đang tìm các công việc bán thời gian khác như viết báo hay làm trợ lý.
 
Chúng tôi hỏi liệu Vinaltino có tính đến chuyện về quê? Ông nói đầu mùa dịch có thoáng nghĩ, nhưng cuối cùng chọn ở lại do thấy Việt Nam là nơi tốt nhất vì phòng chống dịch rất hiệu quả. “Sẽ khôn ngoan hơn nếu ở yên một chỗ. Mọi thứ, mọi người ở Việt Nam đều rất tuyệt, tôi nhận được nhiều giúp đỡ như thể họ xem tôi là một phần của cộng đồng” – ông Vinaltino nói.
Rảnh nhiều hơn, ông có thêm thời gian chăm sóc bản thân: nghỉ ngơi nhiều hơn, ăn uống kỹ lưỡng hơn để luyện sức khỏe chống dịch, đồng thời hoàn thiện hồ sơ tìm thêm việc.
Thích nghi với dạy online
May mắn hơn, trung tâm tiếng Anh mà giáo viên Ruan Breitenbach (Nam Phi) cộng tác tại TP.HCM đã linh động chuyển hướng sang giảng dạy online ngay từ những ngày đầu dịch khởi phát.
Tuần đầu tiên nghỉ thêm sau tết, trung tâm tập hợp giáo viên bản ngữ và tập huấn kỹ năng dạy online phòng kịch bản nghỉ dài hạn. “Nhờ đó, công việc của tôi vẫn ổn định và dự kiến duy trì tới khi hết dịch” – Ruan Breitenbach nói.
Ruan Breitenbach cho biết vất vả nhất của dạy online là làm sao để học sinh duy trì tập trung vào bài vở trong thời gian trên máy tính, nhất là với các em nhỏ. Nếu như với các lớp học truyền thống, học sinh và giáo viên có thể tương tác với nhau bằng nhiều hoạt động thì trên môi trường mạng khó lòng thực hiện. Chưa kể đường truyền, thiết bị không ổn định, học sinh không thể nghe rõ phát âm hoặc nhìn kỹ khẩu hình của giáo viên.
Ông Kristoffer Danzalan (Philippines), chủ một trung tâm Anh ngữ, cũng nhận định cách học truyền thống tốt hơn, hiệu quả hơn, học sinh cũng dễ đặt câu hỏi và dễ tương tác hơn. “Thế nhưng trong thời buổi hiện tại, mọi người đều phải thích nghi” – Danzalan nói.
Để đăng ký giáo viên hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí: 
CÔNG TY CP HỢP TÁC QUỐC TẾ MINH QUANG
 HÀ NỘI : 229 Trần Quốc Hoàn - Dịch Vọng- Cầu Giấy - Hà Nội.
 Hotline : 024.6685.3355 - 0974. 622. 815 - 0966 188 169
 Email : giaovientienganh.edu@gmail.com
 Skype : giaovientienganh.edu
Theo: TuoiTre
trung tâm Anh ngữ

GIÁO VIÊN TIẾNG ANH ĐANG KHÓ KHĂN GIỮA MÙA DỊCH COVID 19 HÔM NAY

Mic.seo3  |  at  tháng 4 17, 2020

MIC – ‘Chưa bao giờ tôi khó khăn như thế’ – tâm sự của một giáo viên tiếng Anh bản xứ đang thất nghiệp tại Việt Nam giữa mùa dịch COVID-19 cũng là nỗi niềm chung của nhiều người nước ngoài làm nghề giảng dạy ở Viêt Nam.

Giáo viên nước ngoài tại một trường tiểu học ở Q.3, TP.HCM
Họ chủ yếu là giáo viên tiếng Anh ở các trung tâm ngoại ngữ, vốn đóng cửa từ sau tết do dịch COVID-19.
Việt Nam là nơi tốt nhất
Chị Hà, chủ một nhà trọ trên đường Huỳnh Văn Bánh (Q.Phú Nhuận, TP.HCM), kể chuyện một người nước ngoài đến thuê phòng. “Ông ấy nói mình là giáo viên tiếng anh tại Q.1, trước nay chỉ ở khách sạn giá trọn tháng 10 triệu. Giờ có dịch, ổng thất nghiệp, muốn tìm nhà đâu đó dưới 3 triệu thôi” – chị Hà nói.
Nhờ chị Hà, chúng tôi liên hệ được giáo viên này, người Anh, khoảng 45 tuổi. Ông chia sẻ trong hơn 5 năm ở Việt Nam, đây là thời gian khó khăn nhất. Không là giáo viên cơ hữu tại bất kỳ trung tâm nào, thay vào đó ông cộng tác với 3 cơ sở ngoại ngữ tầm trung.
Khi dịch COVID-19 đến, có trung tâm nghỉ hẳn, có trung tâm chuyển sang dạy online, tuy nhiên phần lớn những trung tâm này chỉ xếp giờ cho các giáo viên cơ hữu người Việt, còn những giảng viên nước ngoài cộng tác như ông thì như nằm ngoài lề.
“Trong năm, thường khi có tiết trống và cần người nước ngoài, họ xếp lịch cho tôi. Giờ đây tình hình khó khăn, họ không tiếp tục cũng phải bởi tôi chỉ là cộng tác” – ông nói. Về tài chính, ông có thể cầm cự khoảng 3 tháng tại TP.HCM nhưng phải chi tiêu dè sẻn hơn.
Ông đang tìm kiếm thêm các đầu mối dạy online từ một số gia đình quen biết, hoặc ôn tập từ xa cho học sinh đang chuẩn bị tham dự các kỳ thi quốc tế như IELTS hay IB… “Rồi mọi thứ sẽ sớm trở lại bình thường, tôi tin như thế” – ông nói.
Ông Chubby Vinaltino (Singapore) – cũng là giáo viên nước ngoài tại TP.HCM – chia sẻ ông đến TP.HCM mang theo hi vọng gây dựng được sự nghiệp và gia đình ở Việt Nam. Nguồn thu nhập của Vinaltino gần như hoàn toàn phụ thuộc vào giảng dạy để trang trải mọi chi phí từ tiền nhà đến sinh hoạt.
“Hằng ngày tôi đều săn tìm thêm các trung tâm có sử dụng người nước ngoài dạy online. Điều này tương đối khó, bởi nhìn chung dạy online tại TP.HCM cũng mới và chưa rộng rãi” – ông Vinaltino nói, đồng thời cho biết nghề dạy khó khăn, ông đang tìm các công việc bán thời gian khác như viết báo hay làm trợ lý.
 
Chúng tôi hỏi liệu Vinaltino có tính đến chuyện về quê? Ông nói đầu mùa dịch có thoáng nghĩ, nhưng cuối cùng chọn ở lại do thấy Việt Nam là nơi tốt nhất vì phòng chống dịch rất hiệu quả. “Sẽ khôn ngoan hơn nếu ở yên một chỗ. Mọi thứ, mọi người ở Việt Nam đều rất tuyệt, tôi nhận được nhiều giúp đỡ như thể họ xem tôi là một phần của cộng đồng” – ông Vinaltino nói.
Rảnh nhiều hơn, ông có thêm thời gian chăm sóc bản thân: nghỉ ngơi nhiều hơn, ăn uống kỹ lưỡng hơn để luyện sức khỏe chống dịch, đồng thời hoàn thiện hồ sơ tìm thêm việc.
Thích nghi với dạy online
May mắn hơn, trung tâm tiếng Anh mà giáo viên Ruan Breitenbach (Nam Phi) cộng tác tại TP.HCM đã linh động chuyển hướng sang giảng dạy online ngay từ những ngày đầu dịch khởi phát.
Tuần đầu tiên nghỉ thêm sau tết, trung tâm tập hợp giáo viên bản ngữ và tập huấn kỹ năng dạy online phòng kịch bản nghỉ dài hạn. “Nhờ đó, công việc của tôi vẫn ổn định và dự kiến duy trì tới khi hết dịch” – Ruan Breitenbach nói.
Ruan Breitenbach cho biết vất vả nhất của dạy online là làm sao để học sinh duy trì tập trung vào bài vở trong thời gian trên máy tính, nhất là với các em nhỏ. Nếu như với các lớp học truyền thống, học sinh và giáo viên có thể tương tác với nhau bằng nhiều hoạt động thì trên môi trường mạng khó lòng thực hiện. Chưa kể đường truyền, thiết bị không ổn định, học sinh không thể nghe rõ phát âm hoặc nhìn kỹ khẩu hình của giáo viên.
Ông Kristoffer Danzalan (Philippines), chủ một trung tâm Anh ngữ, cũng nhận định cách học truyền thống tốt hơn, hiệu quả hơn, học sinh cũng dễ đặt câu hỏi và dễ tương tác hơn. “Thế nhưng trong thời buổi hiện tại, mọi người đều phải thích nghi” – Danzalan nói.
Để đăng ký giáo viên hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí: 
CÔNG TY CP HỢP TÁC QUỐC TẾ MINH QUANG
 HÀ NỘI : 229 Trần Quốc Hoàn - Dịch Vọng- Cầu Giấy - Hà Nội.
 Hotline : 024.6685.3355 - 0974. 622. 815 - 0966 188 169
 Email : giaovientienganh.edu@gmail.com
 Skype : giaovientienganh.edu
Theo: TuoiTre

Thứ Sáu, 7 tháng 2, 2020

Nhiều trường đại học hàng đầu thế giới đang cung cấp các lớp học miễn phí qua mạng thông qua nền tảng mở đặc biệt là ngôn ngữ tiếng anh, mang đến cơ hội học tập và nâng cao kỹ năng cho những người đang làm việc.

Học sinh của Havard ở thư viện.
Các khóa học tiếng anh miễn phí qua mạng ngày càng trở nên phổ biến tạo cơ hội cho nhiều người có thể tiếp cận các bài giảng từ những trường đại học danh giá.

Đại học Carnegie Mellon

Thông qua Sáng kiến Mở rộng học hỏi, trường đại học tại TP.Pittsburg, bang California, cung cấp các khóa với học phí thấp, đồng thời có mục “Open and Free” cho phép các sinh viên truy cập tài liệu học tập miễn phí bằng tiếng anh. Đây là những khóa tự học, nghĩa là không có giáo viên nước ngoài hướng dẫn cũng như điểm thi, và tất nhiên không cung cấp tín chỉ sau khi học xong.

Đại học Duke

Đại học Duke, trụ sở tại Durham, bang North Carolina, cung cấp các lớp học miễn phí qua mạng  trên nền tảng Coursera.org. Những lớp học dạng này cho phép sinh viên tiếp cận nội dung bài giảng, nhưng không yêu cầu làm bài tập lấy điểm và cũng không có tín chỉ sau khi hoàn tất. Bạn có thể truy cập giáo trình, giảng viên nước ngoài và các nhận xét của những người theo học trước đó. Các khóa học bao gồm thống kê, khoa học y thần kinh, hệ thống tự học (machine learning)

Đại học Harvard

Harvard là viện đào tạo sau đại học lâu đời nhất tại Mỹ, trụ sở ở Cambridge, bang Massachusetts. Các khóa học trực tuyến có thể tìm thấy trên website edX.org. Tất cả đều miễn phí, nhưng cần phải nộp tiền trong trường hợp muốn lấy tín chỉ. Mỗi chương trình đều cung cấp rõ ràng thông tin về thời gian lên lớp, độ khó và thông tin về giảng viên.
>>> Mic cung cấp giáo viên bản ngữ

Viện Công nghệ Massachusetts (MIT)

Vào năm 2001, MIT quyết định đưa hầu như toàn bộ các nội dung chương trình học lên mạng. Dưới nền tảng OpenCourseWare (OCW), website chứa tài liệu của 2.400 khóa học. OCW không cần đăng ký và tất cả chương trình đều được phân loại theo đề tài, khóa và mã số. Mỗi khóa bao gồm bài giảng, tài liệu đọc và bài tập.

Đại học Stanford

Kể từ năm 2011, Đại học Stanford mở website Stanford Online cho các chương trình học tập của trường, với hơn 100 khóa học độc đáo, miễn phí, có thể được truy cập từ khắp nơi trên thế giới. Standord cung cấp các lớp học bao trùm nhiều lĩnh vực, từ nhân văn, y học, kỹ sư…Sinh viên tương lai có thể dễ dàng đăng ký tham gia bất cứ lúc nào và tự mình quyết định chương trình lẫn thời gian hoàn tất.

Đại học California, Berkeley

Từ năm 2012, UC Berkeley xây dựng website chứa đựng tất cả các khóa học và các chương trình lấy tín chỉ qua mạng. Được liên kết với edX, nội dung khóa học bao gồm thống kê, tiếp thị đến thương mại và văn chương, tất cả không cần phí đăng ký để theo học.

Đại học Yale

Tọa lạc tại New Haven, bang Connecticut, Đại học Yale cung cấp Open Yale Courses (OYC) cho phép các sinh viên trên toàn cầu đăng ký để truy cập các khóa học của trường. Học miễn phí qua mạng với Yale không có tín chỉ. Các bài giảng được trình bày thông qua video và các đoạn thu âm, đồng thời tài liệu đọc cũng được cung cấp qua mạng.
Theo: ThanhNien
CÔNG TY CP HỢP TÁC QUỐC TẾ MINH QUANG (Chuyên tư vấn & cung cấp giáo viên tiếng anh) HÀ NỘI : 229 Trần Quốc Hoàn – Dịch Vọng- Cầu Giấy – Hà Nội.
Hotline : 024.6685.3355 – 0974. 622. 815 – 0966 188 169
Email : giaovientienganh.edu@gmail.com
Skype : giaovientienganh.edu
học tiếng anh miễn phí

HỌC NGÔN NGỮ TIẾNG ANH MIỄN PHÍ QUA MẠNG Ở TRƯỜNG XỊN NHƯ HAVARD, YALE, MIT

Mic.seo3  |  at  tháng 2 07, 2020

Nhiều trường đại học hàng đầu thế giới đang cung cấp các lớp học miễn phí qua mạng thông qua nền tảng mở đặc biệt là ngôn ngữ tiếng anh, mang đến cơ hội học tập và nâng cao kỹ năng cho những người đang làm việc.

Học sinh của Havard ở thư viện.
Các khóa học tiếng anh miễn phí qua mạng ngày càng trở nên phổ biến tạo cơ hội cho nhiều người có thể tiếp cận các bài giảng từ những trường đại học danh giá.

Đại học Carnegie Mellon

Thông qua Sáng kiến Mở rộng học hỏi, trường đại học tại TP.Pittsburg, bang California, cung cấp các khóa với học phí thấp, đồng thời có mục “Open and Free” cho phép các sinh viên truy cập tài liệu học tập miễn phí bằng tiếng anh. Đây là những khóa tự học, nghĩa là không có giáo viên nước ngoài hướng dẫn cũng như điểm thi, và tất nhiên không cung cấp tín chỉ sau khi học xong.

Đại học Duke

Đại học Duke, trụ sở tại Durham, bang North Carolina, cung cấp các lớp học miễn phí qua mạng  trên nền tảng Coursera.org. Những lớp học dạng này cho phép sinh viên tiếp cận nội dung bài giảng, nhưng không yêu cầu làm bài tập lấy điểm và cũng không có tín chỉ sau khi hoàn tất. Bạn có thể truy cập giáo trình, giảng viên nước ngoài và các nhận xét của những người theo học trước đó. Các khóa học bao gồm thống kê, khoa học y thần kinh, hệ thống tự học (machine learning)

Đại học Harvard

Harvard là viện đào tạo sau đại học lâu đời nhất tại Mỹ, trụ sở ở Cambridge, bang Massachusetts. Các khóa học trực tuyến có thể tìm thấy trên website edX.org. Tất cả đều miễn phí, nhưng cần phải nộp tiền trong trường hợp muốn lấy tín chỉ. Mỗi chương trình đều cung cấp rõ ràng thông tin về thời gian lên lớp, độ khó và thông tin về giảng viên.
>>> Mic cung cấp giáo viên bản ngữ

Viện Công nghệ Massachusetts (MIT)

Vào năm 2001, MIT quyết định đưa hầu như toàn bộ các nội dung chương trình học lên mạng. Dưới nền tảng OpenCourseWare (OCW), website chứa tài liệu của 2.400 khóa học. OCW không cần đăng ký và tất cả chương trình đều được phân loại theo đề tài, khóa và mã số. Mỗi khóa bao gồm bài giảng, tài liệu đọc và bài tập.

Đại học Stanford

Kể từ năm 2011, Đại học Stanford mở website Stanford Online cho các chương trình học tập của trường, với hơn 100 khóa học độc đáo, miễn phí, có thể được truy cập từ khắp nơi trên thế giới. Standord cung cấp các lớp học bao trùm nhiều lĩnh vực, từ nhân văn, y học, kỹ sư…Sinh viên tương lai có thể dễ dàng đăng ký tham gia bất cứ lúc nào và tự mình quyết định chương trình lẫn thời gian hoàn tất.

Đại học California, Berkeley

Từ năm 2012, UC Berkeley xây dựng website chứa đựng tất cả các khóa học và các chương trình lấy tín chỉ qua mạng. Được liên kết với edX, nội dung khóa học bao gồm thống kê, tiếp thị đến thương mại và văn chương, tất cả không cần phí đăng ký để theo học.

Đại học Yale

Tọa lạc tại New Haven, bang Connecticut, Đại học Yale cung cấp Open Yale Courses (OYC) cho phép các sinh viên trên toàn cầu đăng ký để truy cập các khóa học của trường. Học miễn phí qua mạng với Yale không có tín chỉ. Các bài giảng được trình bày thông qua video và các đoạn thu âm, đồng thời tài liệu đọc cũng được cung cấp qua mạng.
Theo: ThanhNien
CÔNG TY CP HỢP TÁC QUỐC TẾ MINH QUANG (Chuyên tư vấn & cung cấp giáo viên tiếng anh) HÀ NỘI : 229 Trần Quốc Hoàn – Dịch Vọng- Cầu Giấy – Hà Nội.
Hotline : 024.6685.3355 – 0974. 622. 815 – 0966 188 169
Email : giaovientienganh.edu@gmail.com
Skype : giaovientienganh.edu

Thứ Ba, 21 tháng 1, 2020

Hiện nay tại nhiều trường đại học trong cả nước, việc mời giáo viên nước ngoài về thỉnh giảng và làm giảng viên cơ hữu đã phần nào đa dạng hóa phương pháp giáo dục, hỗ trợ tối đa sinh viên trong học tập.

“Không cần đi du học vẫn được học với giảng viên nước ngoài”
Mô hình giảng dạy môn học tiếng Anh và môn chuyên ngành có sự tham gia của giáo viên nước ngoài đã không còn xa lạ tại các trường đại học ở nước ta. Nhiều trường không ngần ngại chủ động mời các thầy cô nước ngoài về làm giảng viên cơ hữu ngay trong khoa. Mục đích hướng đến nhằm hỗ trợ sinh viên được tiếp cận với việc nghe giảng bằng ngoại ngữ, với phương pháp giáo dục, văn hóa và tri thức ở góc độ mới.
Chia sẻ với chúng tôi, PGS.TS Phạm Vũ Phi Hổ – Giám đốc Điều hành phụ trách Đào tạo trường Đại học Văn Hiến TP.HCM cho biết: “Nhằm tạo môi trường và điều kiện giáo dục tốt nhất cho các em sinh viên, trường chúng tôi thường xuyên tuyển dụng các giảng viên đã và đang giảng dạy tại các trường Đại học uy tín ở nước ngoài, điều này giúp các sinh viên hưởng thụ những phương pháp giảng dạy tiên tiến nhất, tích cực nhất, và đặc biệt, giúp các em làm quen với các nền văn hóa của các nước tiên tiến, nâng cao kỹ năng học và tự học trong suốt thời gian học Đại học. Đồng thời giúp các em dễ làm quen và tự tin tiếp cận với các môi trường công việc đa quốc gia sau khi tốt nghiệp. Một lợi thế nổi bật khác là không cần đi du học, các em sinh viên vẫn được học với các giáo viên người nước ngoài để kiến thức và tầm nhìn rộng mở hơn”.
Thầy và trò cùng trao đổi thảo luận sau giờ lên lớp – Ảnh: Đại học Văn Hiến.
Từng có kinh nghiệm giảng dạy tại các trường Đại học lớn ở Hàn Quốc, thầy Laurence Partan, hiện đang giảng dạy tại các lớp tiếng Anh chuyên ngành và tiếng Anh không chuyên tại Đại học Văn Hiến cho biết: “Tôi lấy làm vinh dự khi được giảng dạy cho các sinh viên Việt Nam nói chung và sinh viên Đại học Văn Hiến nói riêng. Tôi thấy các em rất nỗ lực học tập, năng động không thua kém gì các sinh viên trong khu vực Châu Á. Tuy nhiên, một điều cơ bản tôi nghĩ các em cần thay đổi là nên tự tin hơn trong giao tiếp tiếng Anh và tăng cường rèn luyện 4 kỹ năng nghe – nói – đọc – viết nhiều hơn bên cạnh việc học lý thuyết”.
Tình cảm thầy “Tây” trò “ta” luôn gắn kết
Toàn cầu hóa là xu thế tất yếu trong thời đại hiện nay. Với điều kiện thuận lợi, các trường đại học đặc biệt là hệ thống các trường tư thục luôn có chính sách tìm kiếm sự hợp tác với các trường đại học khác trên thế giới và mời các giáo viên nước ngoài về làm việc tại Việt Nam.
Chính vì vậy, sinh viên nhiều trường đại học đã bắt đầu quen thuộc với những giờ giảng do giáo viên nước ngoài phụ trách.
Em Phạm Hồng Sơn, sinh viên năm thứ nhất khoa Ngoại ngữ Đại học Văn Hiến cho biết: “Em thấy các thầy cô giáo nước ngoài có tác phong rất chuyên nghiệp, luôn luôn đúng giờ. Trong quá trình dạy dỗ luôn tận tình, trách nhiệm đối với bài giảng và mức độ hiểu biết của sinh viên. Mỗi giờ học trên giảng đường em thấy thật sự thú vị”.
Tự tin khi trao đổi cùng giảng viên nước ngoài – Ảnh: Đại học Văn Hiến.
Yêu thương và quý trọng các thầy cô ngoại quốc, nhiều sinh viên trong ngày Nhà giáo Việt Nam cũng không quên gửi lời tri ân bằng những bó hoa, tấm thiệp đến những người chèo đò tuy khác ngôn ngữ, khác nền văn hóa nhưng vẫn dành mọi sự tâm huyết cho sinh viên Việt.
“Ngày 20/11 năm ngoái, cô giáo lớp em đã rất bất ngờ khi được sinh viên tặng hoa và hát tập thể tặng cô một bài. Về sau cô mới chia sẻ cảm nhận rằng sinh viên Việt Nam tình cảm và chu đáo quá, còn bọn em nghĩ quý trọng thầy cô là lẽ đương nhiên thôi!” – bạn Hoàng Thanh Thảo, sinh viên năm 2 khoa Ngoại ngữ Đại học Văn Hiến chia sẻ.
Có thể thấy, nền giáo dục hiện đại đã có những bước phát triển rõ rệt để bắt kịp xu thế toàn cầu hóa trong thời đại công nghệ 4.0. Điển hình là việc đầu tư nguồn nhân lực, vật lực tiêu chuẩn quốc tế vào từng trường đại học nhằm giúp sinh viên được tiếp cận đa chiều và linh động hơn trong việc tích lũy kiến thức. Lúc này, sinh viên có cơ hội được học tập trong những môi trường mở dưới sự hướng dẫn của các giáo viên bản ngữ và cả giảng viên nước ngoài.
Theo: DT
giáo viên nước ngoài

TẦM ẢNH HƯỞNG CỦA GIÁO VIÊN NƯỚC NGOÀI VỚI SINH VIÊN TẠI VIỆT NAM

Mic.seo3  |  at  tháng 1 21, 2020

Hiện nay tại nhiều trường đại học trong cả nước, việc mời giáo viên nước ngoài về thỉnh giảng và làm giảng viên cơ hữu đã phần nào đa dạng hóa phương pháp giáo dục, hỗ trợ tối đa sinh viên trong học tập.

“Không cần đi du học vẫn được học với giảng viên nước ngoài”
Mô hình giảng dạy môn học tiếng Anh và môn chuyên ngành có sự tham gia của giáo viên nước ngoài đã không còn xa lạ tại các trường đại học ở nước ta. Nhiều trường không ngần ngại chủ động mời các thầy cô nước ngoài về làm giảng viên cơ hữu ngay trong khoa. Mục đích hướng đến nhằm hỗ trợ sinh viên được tiếp cận với việc nghe giảng bằng ngoại ngữ, với phương pháp giáo dục, văn hóa và tri thức ở góc độ mới.
Chia sẻ với chúng tôi, PGS.TS Phạm Vũ Phi Hổ – Giám đốc Điều hành phụ trách Đào tạo trường Đại học Văn Hiến TP.HCM cho biết: “Nhằm tạo môi trường và điều kiện giáo dục tốt nhất cho các em sinh viên, trường chúng tôi thường xuyên tuyển dụng các giảng viên đã và đang giảng dạy tại các trường Đại học uy tín ở nước ngoài, điều này giúp các sinh viên hưởng thụ những phương pháp giảng dạy tiên tiến nhất, tích cực nhất, và đặc biệt, giúp các em làm quen với các nền văn hóa của các nước tiên tiến, nâng cao kỹ năng học và tự học trong suốt thời gian học Đại học. Đồng thời giúp các em dễ làm quen và tự tin tiếp cận với các môi trường công việc đa quốc gia sau khi tốt nghiệp. Một lợi thế nổi bật khác là không cần đi du học, các em sinh viên vẫn được học với các giáo viên người nước ngoài để kiến thức và tầm nhìn rộng mở hơn”.
Thầy và trò cùng trao đổi thảo luận sau giờ lên lớp – Ảnh: Đại học Văn Hiến.
Từng có kinh nghiệm giảng dạy tại các trường Đại học lớn ở Hàn Quốc, thầy Laurence Partan, hiện đang giảng dạy tại các lớp tiếng Anh chuyên ngành và tiếng Anh không chuyên tại Đại học Văn Hiến cho biết: “Tôi lấy làm vinh dự khi được giảng dạy cho các sinh viên Việt Nam nói chung và sinh viên Đại học Văn Hiến nói riêng. Tôi thấy các em rất nỗ lực học tập, năng động không thua kém gì các sinh viên trong khu vực Châu Á. Tuy nhiên, một điều cơ bản tôi nghĩ các em cần thay đổi là nên tự tin hơn trong giao tiếp tiếng Anh và tăng cường rèn luyện 4 kỹ năng nghe – nói – đọc – viết nhiều hơn bên cạnh việc học lý thuyết”.
Tình cảm thầy “Tây” trò “ta” luôn gắn kết
Toàn cầu hóa là xu thế tất yếu trong thời đại hiện nay. Với điều kiện thuận lợi, các trường đại học đặc biệt là hệ thống các trường tư thục luôn có chính sách tìm kiếm sự hợp tác với các trường đại học khác trên thế giới và mời các giáo viên nước ngoài về làm việc tại Việt Nam.
Chính vì vậy, sinh viên nhiều trường đại học đã bắt đầu quen thuộc với những giờ giảng do giáo viên nước ngoài phụ trách.
Em Phạm Hồng Sơn, sinh viên năm thứ nhất khoa Ngoại ngữ Đại học Văn Hiến cho biết: “Em thấy các thầy cô giáo nước ngoài có tác phong rất chuyên nghiệp, luôn luôn đúng giờ. Trong quá trình dạy dỗ luôn tận tình, trách nhiệm đối với bài giảng và mức độ hiểu biết của sinh viên. Mỗi giờ học trên giảng đường em thấy thật sự thú vị”.
Tự tin khi trao đổi cùng giảng viên nước ngoài – Ảnh: Đại học Văn Hiến.
Yêu thương và quý trọng các thầy cô ngoại quốc, nhiều sinh viên trong ngày Nhà giáo Việt Nam cũng không quên gửi lời tri ân bằng những bó hoa, tấm thiệp đến những người chèo đò tuy khác ngôn ngữ, khác nền văn hóa nhưng vẫn dành mọi sự tâm huyết cho sinh viên Việt.
“Ngày 20/11 năm ngoái, cô giáo lớp em đã rất bất ngờ khi được sinh viên tặng hoa và hát tập thể tặng cô một bài. Về sau cô mới chia sẻ cảm nhận rằng sinh viên Việt Nam tình cảm và chu đáo quá, còn bọn em nghĩ quý trọng thầy cô là lẽ đương nhiên thôi!” – bạn Hoàng Thanh Thảo, sinh viên năm 2 khoa Ngoại ngữ Đại học Văn Hiến chia sẻ.
Có thể thấy, nền giáo dục hiện đại đã có những bước phát triển rõ rệt để bắt kịp xu thế toàn cầu hóa trong thời đại công nghệ 4.0. Điển hình là việc đầu tư nguồn nhân lực, vật lực tiêu chuẩn quốc tế vào từng trường đại học nhằm giúp sinh viên được tiếp cận đa chiều và linh động hơn trong việc tích lũy kiến thức. Lúc này, sinh viên có cơ hội được học tập trong những môi trường mở dưới sự hướng dẫn của các giáo viên bản ngữ và cả giảng viên nước ngoài.
Theo: DT

Có thể bạn quan tâm