Bài đăng mới

Hiển thị các bài đăng có nhãn học tiếng anh giao tiếp cơ bản. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn học tiếng anh giao tiếp cơ bản. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 3 tháng 1, 2020

MIC – Bằng sự tận tâm của nghề giáo viên tiếng anh, cô Hải Huyền chọn dạy học trực tuyến để mang kiến thức tới học sinh cả nước.
Cô Hải Huyền chia sẻ, cô đã tham gia rất nhiều câu lạc bộ tình nguyện, thường xuyên cùng bạn bè tổ chức các hoạt động thiện nguyện, chia sẻ khó khăn với đồng bào dân tộc ở những miền đất xa xôi, mang con chữ đến cho trẻ em thiệt thòi tại vùng sâu vùng xa, không có cơ hội đến trường. Những chuyến đi đó khiến cô bị lay động bởi những khó khăn, vất vả mà các em phải vượt qua để tới trường.
“Nhìn thấy những gương mặt nhỏ, bừng sáng khi được trao cho những cuốn sách, quyển vở, nghe tiếng các em ê a đọc chữ, tôi lại thấy tim mình rộn ràng. Tôi biết sự lựa chọn của mình là đúng và bản thân cần phải cố gắng trau dồi hơn nữa để mang tri thức đến cho các em” – cô Huyền bộc bạch.
Tốt nghiệp khoa Sư phạm tiếng Anh trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội, cô Hàn Thị Hải Huyền không theo giảng dạy trường truyền thống mà chọn dạy học trực tuyến với hệ thống giáo dục kiểu mới.
Những chuyến đi giúp cô giáo trẻ mang con chữ đến cho những trẻ em ở vùng sâu vùng xa.
Từ trải nghiệm phong phú mang đến những bài giảng sinh động
Kể về những chuyến đi thiện nguyện với hoạt động chính là dạy chữ, cô Huyền cho biết, cô luôn tận dụng thời gian để tiếp xúc với nhiều em nhỏ. Đây đồng thời là dịp để cô tìm hiểu về đất nước Việt Nam, về con người mỗi vùng miền và những đặc trưng về ngôn ngữ.
“Trải nghiệm tuyệt vời trong những chuyến đi đã trở thành ‘chất liệu’ phong phú, giúp cho các bài giảng của tôi trở nên sinh động hơn”, cô Huyền chia sẻ.
Mỗi bài giảng của cô Huyền có nhiều ví dụ thực tế minh họa, giúp học sinh hiểu bài cặn kẽ, dễ hình dung. Ví dụ, khi dạy về các âm trong tiếng Anh, cô thường lấy ví dụ so sánh đối chiếu về các giọng của tiếng Việt từ những vùng đất cô được đặt chân tới.
“Tôi luôn muốn truyền cảm hứng cho học sinh thông qua bài giảng sinh động, với những ví dụ thực tế mà tôi đã tích lũy trong mỗi chuyến đi. Tôi luôn khuyến khích các em hãy đọc thật nhiều, đi nhiều hơn khi có cơ hội, để học hỏi, trải nghiệm, trưởng thành, và thêm yêu Việt Nam. Từ đó giúp các em nỗ lực học tập, kích thích tinh thần tự học và tính sáng tạo, tùy theo khả năng của mỗi em” – cô Huyền chia sẻ.
Lựa chọn dạy học tiếng anh để tiếp nối đam mê và tình yêu nghề
Trải qua thời gian gắn bó với nghề giáo, cô Hải Huyền nhận ra, nếu thông qua các hoạt động tình nguyện, cô chỉ có thể dạy học cho một bộ phận học sinh nhất định. Cô nghĩ rằng phải có một cách nào đó để mang con chữ đến cho học sinh trên khắp mọi miền của tổ quốc, chứ không phải dừng lại ở những chuyến đi nhỏ lẻ.
Giữa lúc băn khoăn tìm kiếm con đường đi cho mình, cô được mời về giảng dạy tiếng anh, bộ môn tiếng Anh với một hệ thống giáo dục tiếng anh mới theo hình thức trực tuyến.
“Cơ duyên của tôi với dạy học tiếng anh online bắt đầu như thế. Đó cũng chính là hình thức giảng dạy giúp tôi lan tỏa tình yêu nghề và truyền đạt tri thức đến được với nhiều học sinh hơn” – Cô Huyền chia sẻ thêm.
Cô Hàn Thị Hải Huyền, Giáo viên tiếng Anh.
Kinh nghiệm giảng dạy học sinh ở nhiều lứa tuổi khác nhau, từ học sinh Tiểu học đến học sinh THCS, THPT rồi sinh viên và người đi làm, cộng thêm những trải nghiệm phong phú tích lũy được từ những chuyến đi đã giúp cô Huyền tạo dựng cho mình một phong cách và phương pháp giảng dạy ấn tượng.
Không chỉ là giảng bài, truyền đạt kiến thức mà hãy coi như bản thân đang trò chuyện với chính học sinh là phương pháp giáo dục được cô áp dụng trong mỗi giờ học. Điều này giúp cô rút ngắn khoảng cách với học sinh dù là thông qua màn hình nhỏ, để các em thấy hứng thú với bài học, thoải mái trong việc tiếp nhận tri thức, ngôn ngữ mới.
“Người thầy không chỉ truyền đạt kiến thức mà còn là người bạn tâm sự cùng các em, người anh chị chỉ dạy, chia sẻ những kiến thức cuộc sống cho các em; từ đó, khơi dậy sự tò mò, thích thú với môn học và cuộc sống” – cô Huyền bày tỏ.
Theo:T Đan
tiếng anh

GIÁO VIÊN TIẾNG ANH TRẺ SAY MÊ MANG CON CHỮ ĐẾN HỌC SINH MỌI MIỀN TỔ QUỐC

Mic.seo3  |  at  tháng 1 03, 2020

MIC – Bằng sự tận tâm của nghề giáo viên tiếng anh, cô Hải Huyền chọn dạy học trực tuyến để mang kiến thức tới học sinh cả nước.
Cô Hải Huyền chia sẻ, cô đã tham gia rất nhiều câu lạc bộ tình nguyện, thường xuyên cùng bạn bè tổ chức các hoạt động thiện nguyện, chia sẻ khó khăn với đồng bào dân tộc ở những miền đất xa xôi, mang con chữ đến cho trẻ em thiệt thòi tại vùng sâu vùng xa, không có cơ hội đến trường. Những chuyến đi đó khiến cô bị lay động bởi những khó khăn, vất vả mà các em phải vượt qua để tới trường.
“Nhìn thấy những gương mặt nhỏ, bừng sáng khi được trao cho những cuốn sách, quyển vở, nghe tiếng các em ê a đọc chữ, tôi lại thấy tim mình rộn ràng. Tôi biết sự lựa chọn của mình là đúng và bản thân cần phải cố gắng trau dồi hơn nữa để mang tri thức đến cho các em” – cô Huyền bộc bạch.
Tốt nghiệp khoa Sư phạm tiếng Anh trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội, cô Hàn Thị Hải Huyền không theo giảng dạy trường truyền thống mà chọn dạy học trực tuyến với hệ thống giáo dục kiểu mới.
Những chuyến đi giúp cô giáo trẻ mang con chữ đến cho những trẻ em ở vùng sâu vùng xa.
Từ trải nghiệm phong phú mang đến những bài giảng sinh động
Kể về những chuyến đi thiện nguyện với hoạt động chính là dạy chữ, cô Huyền cho biết, cô luôn tận dụng thời gian để tiếp xúc với nhiều em nhỏ. Đây đồng thời là dịp để cô tìm hiểu về đất nước Việt Nam, về con người mỗi vùng miền và những đặc trưng về ngôn ngữ.
“Trải nghiệm tuyệt vời trong những chuyến đi đã trở thành ‘chất liệu’ phong phú, giúp cho các bài giảng của tôi trở nên sinh động hơn”, cô Huyền chia sẻ.
Mỗi bài giảng của cô Huyền có nhiều ví dụ thực tế minh họa, giúp học sinh hiểu bài cặn kẽ, dễ hình dung. Ví dụ, khi dạy về các âm trong tiếng Anh, cô thường lấy ví dụ so sánh đối chiếu về các giọng của tiếng Việt từ những vùng đất cô được đặt chân tới.
“Tôi luôn muốn truyền cảm hứng cho học sinh thông qua bài giảng sinh động, với những ví dụ thực tế mà tôi đã tích lũy trong mỗi chuyến đi. Tôi luôn khuyến khích các em hãy đọc thật nhiều, đi nhiều hơn khi có cơ hội, để học hỏi, trải nghiệm, trưởng thành, và thêm yêu Việt Nam. Từ đó giúp các em nỗ lực học tập, kích thích tinh thần tự học và tính sáng tạo, tùy theo khả năng của mỗi em” – cô Huyền chia sẻ.
Lựa chọn dạy học tiếng anh để tiếp nối đam mê và tình yêu nghề
Trải qua thời gian gắn bó với nghề giáo, cô Hải Huyền nhận ra, nếu thông qua các hoạt động tình nguyện, cô chỉ có thể dạy học cho một bộ phận học sinh nhất định. Cô nghĩ rằng phải có một cách nào đó để mang con chữ đến cho học sinh trên khắp mọi miền của tổ quốc, chứ không phải dừng lại ở những chuyến đi nhỏ lẻ.
Giữa lúc băn khoăn tìm kiếm con đường đi cho mình, cô được mời về giảng dạy tiếng anh, bộ môn tiếng Anh với một hệ thống giáo dục tiếng anh mới theo hình thức trực tuyến.
“Cơ duyên của tôi với dạy học tiếng anh online bắt đầu như thế. Đó cũng chính là hình thức giảng dạy giúp tôi lan tỏa tình yêu nghề và truyền đạt tri thức đến được với nhiều học sinh hơn” – Cô Huyền chia sẻ thêm.
Cô Hàn Thị Hải Huyền, Giáo viên tiếng Anh.
Kinh nghiệm giảng dạy học sinh ở nhiều lứa tuổi khác nhau, từ học sinh Tiểu học đến học sinh THCS, THPT rồi sinh viên và người đi làm, cộng thêm những trải nghiệm phong phú tích lũy được từ những chuyến đi đã giúp cô Huyền tạo dựng cho mình một phong cách và phương pháp giảng dạy ấn tượng.
Không chỉ là giảng bài, truyền đạt kiến thức mà hãy coi như bản thân đang trò chuyện với chính học sinh là phương pháp giáo dục được cô áp dụng trong mỗi giờ học. Điều này giúp cô rút ngắn khoảng cách với học sinh dù là thông qua màn hình nhỏ, để các em thấy hứng thú với bài học, thoải mái trong việc tiếp nhận tri thức, ngôn ngữ mới.
“Người thầy không chỉ truyền đạt kiến thức mà còn là người bạn tâm sự cùng các em, người anh chị chỉ dạy, chia sẻ những kiến thức cuộc sống cho các em; từ đó, khơi dậy sự tò mò, thích thú với môn học và cuộc sống” – cô Huyền bày tỏ.
Theo:T Đan

Thứ Sáu, 11 tháng 10, 2019

Hôm nay trung tâm cung cấp giáo viên quốc tế Mic xin phép đưa ra một vài cách học tiếng anh hay và cực kỳ hiệu quả và được sự tư vấn với đội ngũ giảng viên quốc tế tư vấn là hiệu quả nhất để học tiếng anh.
Đó là cách học qua các kênh bản tin quốc tế.
BBC cung cấp các tài liệu học tiếng Anh dành cho người học và giảng viên. Qua các bản tin ngắn của  BBC với nhiều tình huống sinh động trong đời thường các bạn sẽ phát hiện khả năng của mình tăng lên đáng kể. Ngoài những bản tin ngắn, BBC còn có một hệ thống các video dạy phát âm, viết, ngữ pháp… giúp bạn nâng cao khả năng tiếng Anh của mình một cách toàn vẹn. Tuy nhiên bạn chỉ nên học BBC khi trình độ tiếng Anh của bạn ở mức khá.
Học tiếng Anh qua các bản tin về nhiều đề tài khác nhau của VOA (Mỹ). Thích hợp cho các bạn muốn mở rộng vốn từ của mình, học cách phát âm, ngữ điệu của người Mỹ. Mỗi bản tin của VOV đều có phụ đề bên dưới do đó bạn có thể vừa nghe và vừa luyện đọc theo. Vừa nắm bắt tin tức vừa học tiếng Anh, thật thú vị phải không?
CNN lại là một kênh học tiếng Anh qua tin tức nữa cho bạn lựa chọn. Cũng giống với BBC, CNN là kênh tổng hợp các tin tức theo dạng tin nhắn, mỗi video chỉ dài từ 1-15 phút, rất phù hợp cho các bạn muốn học tiếng Anh. Các bản tin được chia theo các chủ đề do đó bạn có thể lựa chọn chủ đề mà mình yêu thích và học. CNN là đài của nước Mỹ nên rất phù hợp với những ai muốn học tiếng Anh – Mỹ.
ĐỘI NGŨ MIC XIN CHÚC CÁC BẠN HỌC TỐT 🙂
voa learning english

GIỎI TIẾNG ANH VỚI 3 BẢN TIN QUỐC TẾ

Mic.seo3  |  at  tháng 10 11, 2019

Hôm nay trung tâm cung cấp giáo viên quốc tế Mic xin phép đưa ra một vài cách học tiếng anh hay và cực kỳ hiệu quả và được sự tư vấn với đội ngũ giảng viên quốc tế tư vấn là hiệu quả nhất để học tiếng anh.
Đó là cách học qua các kênh bản tin quốc tế.
BBC cung cấp các tài liệu học tiếng Anh dành cho người học và giảng viên. Qua các bản tin ngắn của  BBC với nhiều tình huống sinh động trong đời thường các bạn sẽ phát hiện khả năng của mình tăng lên đáng kể. Ngoài những bản tin ngắn, BBC còn có một hệ thống các video dạy phát âm, viết, ngữ pháp… giúp bạn nâng cao khả năng tiếng Anh của mình một cách toàn vẹn. Tuy nhiên bạn chỉ nên học BBC khi trình độ tiếng Anh của bạn ở mức khá.
Học tiếng Anh qua các bản tin về nhiều đề tài khác nhau của VOA (Mỹ). Thích hợp cho các bạn muốn mở rộng vốn từ của mình, học cách phát âm, ngữ điệu của người Mỹ. Mỗi bản tin của VOV đều có phụ đề bên dưới do đó bạn có thể vừa nghe và vừa luyện đọc theo. Vừa nắm bắt tin tức vừa học tiếng Anh, thật thú vị phải không?
CNN lại là một kênh học tiếng Anh qua tin tức nữa cho bạn lựa chọn. Cũng giống với BBC, CNN là kênh tổng hợp các tin tức theo dạng tin nhắn, mỗi video chỉ dài từ 1-15 phút, rất phù hợp cho các bạn muốn học tiếng Anh. Các bản tin được chia theo các chủ đề do đó bạn có thể lựa chọn chủ đề mà mình yêu thích và học. CNN là đài của nước Mỹ nên rất phù hợp với những ai muốn học tiếng Anh – Mỹ.
ĐỘI NGŨ MIC XIN CHÚC CÁC BẠN HỌC TỐT 🙂

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ trao đổi một số vấn đề ngành Giáo dục tỉnh Điện Biên quan tâm khi triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới.
Giáo viên và cán bộ giáo dục của Điện Biên đã gửi đến Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ những băn khoăn và kiến nghị trong việc triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới. Trong đó có việc thừa thiếu giáo viên, đặc biệt là giáo viên tiếng Anh.
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ và đoàn công tác của Bộ GDĐT vừa có chuyến công tác tại tỉnh Điện Biên. Tại đây, người đứng đầu ngành giáo dục đã có cuộc trao đổi với giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục địa phương về công tác chuẩn bị triển khai chương trình phổ thông mới và khảo sát tình hình sát nhập, dồn dịch trường, điểm trường tại một số cơ sở giáo dục.
Băn khoăn việc thừa thiếu và chất lượng giáo viên
Tại buổi làm việc, ông Nguyễn Văn Kiên – Giám đốc Sở GDĐT tỉnh Điện Biên cho biết,  Sở đã tham mưu cho UBND tỉnh ban hành Quyết định thành lập Ban Chỉ đạo đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông; kế hoạch triển khai cũng đang được thực hiện đảm bảo đúng tiến độ và phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương.
Tỉnh cũng đã huy động, lồng ghép các nguồn vốn đầu tư bổ sung cơ sở vật chất, thiết bị trường học. Tuy nhiên, theo thống kê, Điện Biên hiện còn hơn 30% phòng học bán kiên cố, phòng học tạm.
Bên cạnh đó, vấn đề thừa thiếu giáo viên cũng được cán bộ giáo dục ở Điện Biên đặt ra. Ông Lê Văn Thống – Trưởng Phòng GDĐT huyện Mường Ẳng chia sẻ, đội ngũ giáo viên được đào tạo ở nhiều giai đoạn khác nhau với các hệ đào tạo khác nhau, nên không đồng bộ về kiến thức, đây sẽ là khó khăn khi tiếp thu một chương trình mới. Ngoài ra, một bộ phận giáo viên vẫn dạy theo cách cũ nên ngại đổi mới.
 
Ông Lê Văn Thống – Trưởng Phòng GDĐT huyện Mường Ẳng.  
Cũng về vấn đề đội ngũ, ông Nguyễn Đức Cường – Trưởng phòng GDĐT huyện Điện Biên – lo lắng về tình trạng thiếu giáo viên tiếng Anh, vì chương trình mới tiếng Anh sẽ trở thành môn học bắt buộc. Ông Cường cho biết, việc tuyển dụng giáo viên tiếng Anh tại địa phương rất khó, vừa thiếu nguồn tuyển, chất lượng nguồn tuyển cũng hạn chế.
Chia sẻ khó khăn với giáo viên tiếng anh vùng cao
Giải đáp những băn khoăn về đội ngũ giáo viên, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho biết, hiện Bộ GDĐT đang chỉ đạo một số trường sư phạm trọng điểm xây dựng các chuyên đề bồi dưỡng phù hợp với 4 nhóm đối tượng cụ thể: Cán bộ quản lý cấp sở, phòng; đội ngũ hiệu trưởng, hiệu phó; giảng viên các trường sư phạm và đội ngũ giáo viên.
Bộ trưởng cũng đề cập đến hình thức bồi dưỡng, trong đó trực tuyến được ưu tiên trước. Hình thức này sẽ phát huy tác dụng ngay với những tỉnh miền núi điều kiện đi lại còn khó khăn như Điện Biên.
 
Dịp này, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cũng thăm một lớp học của Trường Tiểu học và THCS xã Pa Thơm.
Trước thực tế thừa thiếu giáo viên ở một số môn học như tiếng Anh, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đề nghị tỉnh Điện Biên có các giải pháp linh hoạt để khắc phục. Bộ GDĐT cũng sẽ tham mưu cho Chính phủ để thực hiện chế độ chuyển vùng, tạo điều kiện cho giáo viên từ miền xuôi lên miền núi giảng dạy. Đối với những giáo viên không đáp ứng được yêu cầu cần xem xét để chuyển đổi.
Chia sẻ khó khăn, vất vả với giáo viên vùng cao, Bộ trưởng cho biết, Bộ GDĐT đã và đang nỗ lực thực hiện nhiều giải pháp để cải thiện điều kiện làm việc, chế độ đãi ngộ cho giáo viên, nhằm làm giảm áp lực, tạo động lực cho đội ngũ, nhất là những giáo viên miền núi, vùng sâu vùng xa.
Theo: MINH THU
voa learning english

LO THIẾU GIÁO VIÊN TIẾNG ANH KHI DẠY CHƯƠNG TRÌNH MỚI

Mic.seo3  |  at  tháng 10 11, 2019

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ trao đổi một số vấn đề ngành Giáo dục tỉnh Điện Biên quan tâm khi triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới.
Giáo viên và cán bộ giáo dục của Điện Biên đã gửi đến Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ những băn khoăn và kiến nghị trong việc triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới. Trong đó có việc thừa thiếu giáo viên, đặc biệt là giáo viên tiếng Anh.
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ và đoàn công tác của Bộ GDĐT vừa có chuyến công tác tại tỉnh Điện Biên. Tại đây, người đứng đầu ngành giáo dục đã có cuộc trao đổi với giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục địa phương về công tác chuẩn bị triển khai chương trình phổ thông mới và khảo sát tình hình sát nhập, dồn dịch trường, điểm trường tại một số cơ sở giáo dục.
Băn khoăn việc thừa thiếu và chất lượng giáo viên
Tại buổi làm việc, ông Nguyễn Văn Kiên – Giám đốc Sở GDĐT tỉnh Điện Biên cho biết,  Sở đã tham mưu cho UBND tỉnh ban hành Quyết định thành lập Ban Chỉ đạo đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông; kế hoạch triển khai cũng đang được thực hiện đảm bảo đúng tiến độ và phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương.
Tỉnh cũng đã huy động, lồng ghép các nguồn vốn đầu tư bổ sung cơ sở vật chất, thiết bị trường học. Tuy nhiên, theo thống kê, Điện Biên hiện còn hơn 30% phòng học bán kiên cố, phòng học tạm.
Bên cạnh đó, vấn đề thừa thiếu giáo viên cũng được cán bộ giáo dục ở Điện Biên đặt ra. Ông Lê Văn Thống – Trưởng Phòng GDĐT huyện Mường Ẳng chia sẻ, đội ngũ giáo viên được đào tạo ở nhiều giai đoạn khác nhau với các hệ đào tạo khác nhau, nên không đồng bộ về kiến thức, đây sẽ là khó khăn khi tiếp thu một chương trình mới. Ngoài ra, một bộ phận giáo viên vẫn dạy theo cách cũ nên ngại đổi mới.
 
Ông Lê Văn Thống – Trưởng Phòng GDĐT huyện Mường Ẳng.  
Cũng về vấn đề đội ngũ, ông Nguyễn Đức Cường – Trưởng phòng GDĐT huyện Điện Biên – lo lắng về tình trạng thiếu giáo viên tiếng Anh, vì chương trình mới tiếng Anh sẽ trở thành môn học bắt buộc. Ông Cường cho biết, việc tuyển dụng giáo viên tiếng Anh tại địa phương rất khó, vừa thiếu nguồn tuyển, chất lượng nguồn tuyển cũng hạn chế.
Chia sẻ khó khăn với giáo viên tiếng anh vùng cao
Giải đáp những băn khoăn về đội ngũ giáo viên, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho biết, hiện Bộ GDĐT đang chỉ đạo một số trường sư phạm trọng điểm xây dựng các chuyên đề bồi dưỡng phù hợp với 4 nhóm đối tượng cụ thể: Cán bộ quản lý cấp sở, phòng; đội ngũ hiệu trưởng, hiệu phó; giảng viên các trường sư phạm và đội ngũ giáo viên.
Bộ trưởng cũng đề cập đến hình thức bồi dưỡng, trong đó trực tuyến được ưu tiên trước. Hình thức này sẽ phát huy tác dụng ngay với những tỉnh miền núi điều kiện đi lại còn khó khăn như Điện Biên.
 
Dịp này, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cũng thăm một lớp học của Trường Tiểu học và THCS xã Pa Thơm.
Trước thực tế thừa thiếu giáo viên ở một số môn học như tiếng Anh, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đề nghị tỉnh Điện Biên có các giải pháp linh hoạt để khắc phục. Bộ GDĐT cũng sẽ tham mưu cho Chính phủ để thực hiện chế độ chuyển vùng, tạo điều kiện cho giáo viên từ miền xuôi lên miền núi giảng dạy. Đối với những giáo viên không đáp ứng được yêu cầu cần xem xét để chuyển đổi.
Chia sẻ khó khăn, vất vả với giáo viên vùng cao, Bộ trưởng cho biết, Bộ GDĐT đã và đang nỗ lực thực hiện nhiều giải pháp để cải thiện điều kiện làm việc, chế độ đãi ngộ cho giáo viên, nhằm làm giảm áp lực, tạo động lực cho đội ngũ, nhất là những giáo viên miền núi, vùng sâu vùng xa.
Theo: MINH THU

Có thể bạn quan tâm