Bài đăng mới

Hiển thị các bài đăng có nhãn người bản ngữ. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn người bản ngữ. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 4 tháng 6, 2020

MIC – Ở trường vùng cao ít giáo viên bản ngữ quá, cậu học trò 10X ở Lào Cai nảy ra ý tưởng luyện phát âm qua… chiếc gương ở nhà. Em nói học tiếng Anh ở trên này không có điều kiện học tập như ở dưới xuôi.

Năm 2018, Vũ Nhật Nam đoạt giải ba bảng học sinh Hội thi Olympic tiếng Anh toàn quốc – Ảnh: NVCC
Tự nói chuyện với mình trong gương, bắt chước người bản ngữ hoặc dùng ứng dụng điện thoại (trợ lý ảo) là cách để cậu luyện tiếng Anh.

Tự học tiếng Anh mà em có thành tích đáng nể

Với số điểm 870, Vũ Nhật Nam (18 tuổi, Trường THPT số 1 Bảo Yên, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai) là một trong 10 thí sinh lọt vào bảng học sinh – vòng chung kết Hội thi Olympic tiếng Anh học sinh, sinh viên toàn quốc lần thứ 3 với thông điệp “Chinh phục IELTS”. Cuộc thi do Trung ương Đoàn, Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam phối hợp Bộ Giáo dục và đào tạo, Bộ LĐ-TB&XH tổ chức.
“Từ cấp II đến nay mình hoàn toàn tự học, kể cả nói và phát âm tiếng Anh. Ở huyện vùng cao, việc tiếp xúc, nói chuyện với giáo viên bản ngữ càng ít hơn, do đó học tiếng Anh càng khó. Mình hay xem video trên mạng và là fan ruột của nhạc Âu Mỹ. Xem, nghe rồi mình bắt chước giọng nói của họ”, Nam chia sẻ.
Bí kíp của Nam là khi học tiếng Anh luôn coi mình như một đứa trẻ. Không được học sách vở, ngữ pháp ngay từ đầu mà đứa trẻ ấy phải bắt chước giọng nói của người bản ngữ để nói tiếng Anh sao cho thật tự nhiên.
Nam nhớ, đam mê tiếng Anh bắt đầu từ những tiết học trên lớp với nhiều trò chơi lý thú. Kể từ đó về nhà Nam thường đứng trước gương tập nói. “Mình tự nói với mình trong gương, bắt chước người bản xứ. Thỉnh thoảng bật Google dịch hoặc sử dụng ứng dụng trên điện thoại (trợ lý ảo) trên iPhone để xem những công cụ đó có nhận ra giọng nói của mình không”, Nam bộc bạch.

Coi tiếng Anh như sở thích của mình chứ không vùi đầu vào sách vở

Điều khiến Nam thấy tâm đắc nhất là học tiếng Anh giúp bạn khám phá được rất nhiều nội dung mới qua phim ảnh, sách vở, chưa kể còn giúp tìm tòi thêm tài liệu phục vụ cho các môn học khác. Nam chia sẻ hầu hết tài liệu hay đều được viết bằng tiếng Anh nên phải khai thác triệt để, phải luyện tiếng Anh thật tốt để khai thác được tài liệu quý.
“Có lẽ là đam mê – Nam quả quyết – Mình nghĩ môn học nào cũng vậy thôi, nếu thực sự yêu thích, đam mê, “học mà chơi, chơi mà học”, coi tiếng Anh như sở thích của mình chứ không vùi đầu vào sách vở”.
Liên tiếp hai năm liền, Vũ Nhật Nam đều có mặt vào vòng chung kết Olympic tiếng Anh (lần 2, lần 3). Năm 2018, Nam đoạt giải ba bảng học sinh Hội thi Olympic tiếng Anh học sinh, sinh viên toàn quốc. Qua cuộc thi được cọ xát với nhiều bạn trẻ khắp mọi miền Tổ quốc, cậu bạn chia sẻ nhờ đó các thí sinh cùng nhau rèn tiếng Anh, tìm ra điểm mạnh – điểm yếu của bản thân và biết được trình độ thế nào để tự định hướng đường đi dài hơi với tiếng Anh.
“Ngoài đánh giá kỹ năng ngữ pháp, từ vựng khá chuyên sâu, hội thi còn đánh giá kỹ năng nói và bài thuyết trình. Bản thân mình rất thích nói tiếng Anh nên đăng ký suốt 2 năm, năm nay có nâng cao hơn về độ khó. Khác biệt duy nhất là năm nay chúng mình không thi tập trung do ảnh hưởng của dịch COVID-19. Nhưng vừa rồi tham gia thi thử, mình thấy cuộc thi áp dụng công nghệ thông tin tốt hơn, thậm chí áp dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) vào đánh giá phát âm”, Vũ Nhật Nam chia sẻ.
Theo: Hà Thanh
nói tiếng anh

BẮT TRƯỚC GIÁO VIÊN BẢN NGỮ QUA CHIẾC GƯƠNG CỦA HỌC TRÒ 10X

Mic.seo3  |  at  tháng 6 04, 2020

MIC – Ở trường vùng cao ít giáo viên bản ngữ quá, cậu học trò 10X ở Lào Cai nảy ra ý tưởng luyện phát âm qua… chiếc gương ở nhà. Em nói học tiếng Anh ở trên này không có điều kiện học tập như ở dưới xuôi.

Năm 2018, Vũ Nhật Nam đoạt giải ba bảng học sinh Hội thi Olympic tiếng Anh toàn quốc – Ảnh: NVCC
Tự nói chuyện với mình trong gương, bắt chước người bản ngữ hoặc dùng ứng dụng điện thoại (trợ lý ảo) là cách để cậu luyện tiếng Anh.

Tự học tiếng Anh mà em có thành tích đáng nể

Với số điểm 870, Vũ Nhật Nam (18 tuổi, Trường THPT số 1 Bảo Yên, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai) là một trong 10 thí sinh lọt vào bảng học sinh – vòng chung kết Hội thi Olympic tiếng Anh học sinh, sinh viên toàn quốc lần thứ 3 với thông điệp “Chinh phục IELTS”. Cuộc thi do Trung ương Đoàn, Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam phối hợp Bộ Giáo dục và đào tạo, Bộ LĐ-TB&XH tổ chức.
“Từ cấp II đến nay mình hoàn toàn tự học, kể cả nói và phát âm tiếng Anh. Ở huyện vùng cao, việc tiếp xúc, nói chuyện với giáo viên bản ngữ càng ít hơn, do đó học tiếng Anh càng khó. Mình hay xem video trên mạng và là fan ruột của nhạc Âu Mỹ. Xem, nghe rồi mình bắt chước giọng nói của họ”, Nam chia sẻ.
Bí kíp của Nam là khi học tiếng Anh luôn coi mình như một đứa trẻ. Không được học sách vở, ngữ pháp ngay từ đầu mà đứa trẻ ấy phải bắt chước giọng nói của người bản ngữ để nói tiếng Anh sao cho thật tự nhiên.
Nam nhớ, đam mê tiếng Anh bắt đầu từ những tiết học trên lớp với nhiều trò chơi lý thú. Kể từ đó về nhà Nam thường đứng trước gương tập nói. “Mình tự nói với mình trong gương, bắt chước người bản xứ. Thỉnh thoảng bật Google dịch hoặc sử dụng ứng dụng trên điện thoại (trợ lý ảo) trên iPhone để xem những công cụ đó có nhận ra giọng nói của mình không”, Nam bộc bạch.

Coi tiếng Anh như sở thích của mình chứ không vùi đầu vào sách vở

Điều khiến Nam thấy tâm đắc nhất là học tiếng Anh giúp bạn khám phá được rất nhiều nội dung mới qua phim ảnh, sách vở, chưa kể còn giúp tìm tòi thêm tài liệu phục vụ cho các môn học khác. Nam chia sẻ hầu hết tài liệu hay đều được viết bằng tiếng Anh nên phải khai thác triệt để, phải luyện tiếng Anh thật tốt để khai thác được tài liệu quý.
“Có lẽ là đam mê – Nam quả quyết – Mình nghĩ môn học nào cũng vậy thôi, nếu thực sự yêu thích, đam mê, “học mà chơi, chơi mà học”, coi tiếng Anh như sở thích của mình chứ không vùi đầu vào sách vở”.
Liên tiếp hai năm liền, Vũ Nhật Nam đều có mặt vào vòng chung kết Olympic tiếng Anh (lần 2, lần 3). Năm 2018, Nam đoạt giải ba bảng học sinh Hội thi Olympic tiếng Anh học sinh, sinh viên toàn quốc. Qua cuộc thi được cọ xát với nhiều bạn trẻ khắp mọi miền Tổ quốc, cậu bạn chia sẻ nhờ đó các thí sinh cùng nhau rèn tiếng Anh, tìm ra điểm mạnh – điểm yếu của bản thân và biết được trình độ thế nào để tự định hướng đường đi dài hơi với tiếng Anh.
“Ngoài đánh giá kỹ năng ngữ pháp, từ vựng khá chuyên sâu, hội thi còn đánh giá kỹ năng nói và bài thuyết trình. Bản thân mình rất thích nói tiếng Anh nên đăng ký suốt 2 năm, năm nay có nâng cao hơn về độ khó. Khác biệt duy nhất là năm nay chúng mình không thi tập trung do ảnh hưởng của dịch COVID-19. Nhưng vừa rồi tham gia thi thử, mình thấy cuộc thi áp dụng công nghệ thông tin tốt hơn, thậm chí áp dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) vào đánh giá phát âm”, Vũ Nhật Nam chia sẻ.
Theo: Hà Thanh

Thứ Sáu, 20 tháng 3, 2020

Thành thạo tiếng Anh, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Nga, Pháp, James Granahan (sống tại Argentina) chia sẻ năm bước luyện nghe ngoại ngữ có thể áp dụng với mọi ngôn ngữ.
Tôi cho rằng nghe là kỹ năng ngôn ngữ khó học nhất và tôi từng rất vất vả để có thể nghe hiểu một ngôn ngữ mới vì không biết làm thế nào để ôn tập.
Trước đây, tôi học tiếng Tây Ban Nha khá tốt khi còn ở quê nhà nhưng từ ngày chuyển đến sống tại Argentina tôi mới nhận ra kỹ năng nghe của mình thật tệ. Ở đây, mọi người rất ít khi sử dụng tiếng Anh trong khi tôi không thể nghe ra họ nói gì bằng tiếng Tây Ban Nha nên thời gian đầu tôi chỉ gật đầu, mỉm cười và nỗ lực tuyệt vọng để hiểu mọi người xung quanh.
Dần dần, kỹ năng nghe của tôi được cải thiện đáng kể và tôi phát hiện ra trình độ của mình được nâng cao nhờ vào việc tập trung lắng nghe. Trước đây, tôi học nghe thụ động, nghĩa là “vào tai này, ra tai kia” mà không nghiêm túc tìm hiểu và ghi nhớ thông tin. Khi sống ở Tây Ban Nha, tôi buộc phải chăm chú lắng nghe, ghi nhớ và nghiên cứu lời nói của mọi người xung quanh và tôi nhận ra đó chính là cách luyện tập kỹ năng này.
Sự khác nhau giữa lắng nghe thụ động và chủ động
Nghe thụ động có nghĩa là bạn lắng nghe mà không tập trung. Chẳng hạn bạn mở chương trình phát thanh tiếng Pháp trong khi đang nấu ăn, dọn dẹp nhà cửa để học ngôn ngữ này. Hãy thử tưởng tượng tiếng Pháp là tiếng mẹ đẻ, liệu bạn có ghi nhớ toàn bộ nội dung của nó khi đang bận làm việc khác? Tất nhiên là vô ích. Nếu với tiếng mẹ đẻ, việc nghe thụ động không có tác dụng thì tại sao nó lại hiệu quả để học ngoại ngữ?
Tôi không hoàn toàn phủ định việc nghe thụ động vì đôi khi trong lúc lơ đễnh trí não bạn vẫn ghi nhớ được một vài từ, cụm từ hoặc đôi tai bạn sẽ được làm quen với ngoại ngữ. Tuy nhiên, nếu chỉ sử dụng phương pháp này để luyện nghe, bạn sẽ không thể thành công. Đó là lý do người học ngôn ngữ cần luyện nghe chủ động, nghĩa là tập trung lắng nghe, lặp đi lặp lại nội dung nghe trong đầu nhiều lần và biến nó thành của riêng.
Việc nghe chủ động giúp bạn phân biệt được những khác biệt nhỏ nhặt ở những từ có cách phát âm gần giống nhau hoặc cách người bản ngữ luyến láy ngôn ngữ của họ. Chẳng hạn, người Mỹ thường nói “Wassup”. Đây vốn không phải một từ có nghĩa. Nó là cách nói tắt của câu “What’s up?” (kiểu chào của người bản ngữ, tương tự câu “Hi, how are you?”, có nghĩa là sao rồi).
Năm bước luyện nghe ngoại ngữ
Khi luyện nghe, tôi thường sử dụng tệp âm thanh không dài quá bốn phút với chủ đề tôi yêu thích để duy trì cảm hứng học tập.
1. Nghe nhưng không đọc
Bước đầu tiên chỉ đơn giản là nghe tệp âm thanh. Bạn không cần đọc văn bản trước hoặc vừa nghe vừa đọc. Điều quan trọng là bạn phải tập trung nghe và xác định có thể hiểu được bao nhiêu phần nội dung mà không cần bất cứ sự trợ giúp nào.
Trừ khi bạn đạt trình độ cao, bước này sẽ tương đối khó khăn. Thay vì cố gắng hiểu từng từ đơn lẻ, hãy tập trung tìm ra ý chính của tệp âm thanh. Bạn có thể ghi chú những từ khóa giúp hiểu được nội dung chính. Những từ khóa này sẽ là gốc rễ ban đầu giúp bạn xây dựng ngữ cảnh.
2. Nghe lặp lại
Sau khi nghe, nhiều người mắc sai lầm vì ngay lập tức chuyển sang đọc nội dung văn bản. Bước thứ hai chưa phải là đọc mà bạn vẫn nên tiếp tục luyện nghe.
Trong lần nghe ở bước đầu tiên, bạn có thể ghi chép một số từ khóa chính. Ở lần này, hãy lắng nghe cẩn thận, tìm thêm nhiều từ hoặc cụm từ bỏ lỡ. Đến bây giờ, bạn đã có thể hình dung khái quát về nội dung tệp âm thanh. Nếu chưa thể hình dung ra, đừng lo lắng mà hãy tiếp tục ghi lại những từ khóa quan trọng. Thực hiện liên tục nhiều lần, bạn có thể vẽ nên bức tranh tương đối chi tiết về nội dung nghe.
Ở bước hai, tôi khuyến khích các bạn nên nghe ít nhất ba lần với mỗi lần nghe để hiểu thêm một chút về tài liệu. Mục tiêu chính là sử dụng trình độ, kiến thức ngoại ngữ hiện tại để nghe hiểu càng nhiều càng tốt trước khi chuyển sang đọc nội dung. Khi bạn không thể nghe thêm bất cứ từ mới nào, hãy chuyển sang bước tiếp theo.
3. Đọc
Giờ là thời gian để đọc nội dung văn bản. Trong khi đọc, hãy đối chiếu ghi chú của bạn với nội dung văn bản để kiểm tra độ chính xác. Nếu gặp từ mới trong văn bản, bước đầu bạn nên đoán nghĩa của từ dựa theo bối cảnh hoặc câu văn. Khi thực sự không thể đoán được, hãy tra từ điển. Với những từ mới có thể sử dụng trong thực tế, bạn nên ghi lại và luyện tập sử dụng.
Với những từ bạn nhìn quen mắt nhưng không hiểu rõ nghĩa, hãy cứ tra cứu cẩn thận vì dù quen mắt bạn vẫn chưa biết cách sử dụng. Một số từ nghe rất khác với bạn vẫn hay luyện tập vì có thể được nói ở tốc độ bản địa. Bạn nên lưu ý chúng khi nghe lại tệp âm thanh.
4. Nghe kết hợp đọc
Khi đã đọc qua nội dung, tra cứu nghĩa của từ mới, bạn có thể nghe lại tệp âm thành nhiều lần kết hợp đọc văn bản. Đây là bước duy nhất bạn kết hợp thị giác và thính giác cùng nhau nên hãy tận dụng nó. Cố gắng kết nối âm thanh nghe được và nội dung văn bản, đặc biệt chú ý đến từ mới, cụm từ hoặc cách phát âm.
Nếu văn bản chứa nhiều từ mới, bạn nên chia nhỏ tệp âm thanh thành các đoạn để có thể kết hợp nghe hiểu và đọc hiểu cùng lúc. Bạn có thể nghe toàn bộ hoặc nghe một phần nội dung. Cá nhân tôi thường lặp lại bước này ít nhất hai lần.
5. Nghe không có văn bản
Bước cuối cùng là nghe lại tệp âm thanh nhưng thoát ly khỏi văn bản. Đến lúc này, bạn có thể nghe hiểu âm thanh tương đối tốt mà không cần đến sự trợ giúp bên ngoài.
Trong nhiều ngày sau, hãy nghe lại tệp âm thanh vào thời gian rảnh rỗi. Nếu bước này lặp lại càng nhiều lần, độ tự tin và mức độ am hiểu của bạn sẽ càng tăng cao. Sau này, bạn có thể nhanh chóng nắm bắt một số từ hoặc cụm từ trong giao tiếp hoặc những tệp âm thanh khác.
Để đăng ký giáo viên hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí: 
CÔNG TY CP HỢP TÁC QUỐC TẾ MINH QUANG
 HÀ NỘI : 229 Trần Quốc Hoàn - Dịch Vọng- Cầu Giấy - Hà Nội.
 Hotline : 024.6685.3355 - 0974. 622. 815 - 0966 188 169
 Email : giaovientienganh.edu@gmail.com
 Skype : giaovientienganh.edu
sử dụng tiếng Anh

PHƯƠNG PHÁP LUYỆN NGHE NGOẠI NGỮ CỦA NGƯỜI THẠO 5 THỨ TIẾNG

Mic.seo3  |  at  tháng 3 20, 2020

Thành thạo tiếng Anh, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Nga, Pháp, James Granahan (sống tại Argentina) chia sẻ năm bước luyện nghe ngoại ngữ có thể áp dụng với mọi ngôn ngữ.
Tôi cho rằng nghe là kỹ năng ngôn ngữ khó học nhất và tôi từng rất vất vả để có thể nghe hiểu một ngôn ngữ mới vì không biết làm thế nào để ôn tập.
Trước đây, tôi học tiếng Tây Ban Nha khá tốt khi còn ở quê nhà nhưng từ ngày chuyển đến sống tại Argentina tôi mới nhận ra kỹ năng nghe của mình thật tệ. Ở đây, mọi người rất ít khi sử dụng tiếng Anh trong khi tôi không thể nghe ra họ nói gì bằng tiếng Tây Ban Nha nên thời gian đầu tôi chỉ gật đầu, mỉm cười và nỗ lực tuyệt vọng để hiểu mọi người xung quanh.
Dần dần, kỹ năng nghe của tôi được cải thiện đáng kể và tôi phát hiện ra trình độ của mình được nâng cao nhờ vào việc tập trung lắng nghe. Trước đây, tôi học nghe thụ động, nghĩa là “vào tai này, ra tai kia” mà không nghiêm túc tìm hiểu và ghi nhớ thông tin. Khi sống ở Tây Ban Nha, tôi buộc phải chăm chú lắng nghe, ghi nhớ và nghiên cứu lời nói của mọi người xung quanh và tôi nhận ra đó chính là cách luyện tập kỹ năng này.
Sự khác nhau giữa lắng nghe thụ động và chủ động
Nghe thụ động có nghĩa là bạn lắng nghe mà không tập trung. Chẳng hạn bạn mở chương trình phát thanh tiếng Pháp trong khi đang nấu ăn, dọn dẹp nhà cửa để học ngôn ngữ này. Hãy thử tưởng tượng tiếng Pháp là tiếng mẹ đẻ, liệu bạn có ghi nhớ toàn bộ nội dung của nó khi đang bận làm việc khác? Tất nhiên là vô ích. Nếu với tiếng mẹ đẻ, việc nghe thụ động không có tác dụng thì tại sao nó lại hiệu quả để học ngoại ngữ?
Tôi không hoàn toàn phủ định việc nghe thụ động vì đôi khi trong lúc lơ đễnh trí não bạn vẫn ghi nhớ được một vài từ, cụm từ hoặc đôi tai bạn sẽ được làm quen với ngoại ngữ. Tuy nhiên, nếu chỉ sử dụng phương pháp này để luyện nghe, bạn sẽ không thể thành công. Đó là lý do người học ngôn ngữ cần luyện nghe chủ động, nghĩa là tập trung lắng nghe, lặp đi lặp lại nội dung nghe trong đầu nhiều lần và biến nó thành của riêng.
Việc nghe chủ động giúp bạn phân biệt được những khác biệt nhỏ nhặt ở những từ có cách phát âm gần giống nhau hoặc cách người bản ngữ luyến láy ngôn ngữ của họ. Chẳng hạn, người Mỹ thường nói “Wassup”. Đây vốn không phải một từ có nghĩa. Nó là cách nói tắt của câu “What’s up?” (kiểu chào của người bản ngữ, tương tự câu “Hi, how are you?”, có nghĩa là sao rồi).
Năm bước luyện nghe ngoại ngữ
Khi luyện nghe, tôi thường sử dụng tệp âm thanh không dài quá bốn phút với chủ đề tôi yêu thích để duy trì cảm hứng học tập.
1. Nghe nhưng không đọc
Bước đầu tiên chỉ đơn giản là nghe tệp âm thanh. Bạn không cần đọc văn bản trước hoặc vừa nghe vừa đọc. Điều quan trọng là bạn phải tập trung nghe và xác định có thể hiểu được bao nhiêu phần nội dung mà không cần bất cứ sự trợ giúp nào.
Trừ khi bạn đạt trình độ cao, bước này sẽ tương đối khó khăn. Thay vì cố gắng hiểu từng từ đơn lẻ, hãy tập trung tìm ra ý chính của tệp âm thanh. Bạn có thể ghi chú những từ khóa giúp hiểu được nội dung chính. Những từ khóa này sẽ là gốc rễ ban đầu giúp bạn xây dựng ngữ cảnh.
2. Nghe lặp lại
Sau khi nghe, nhiều người mắc sai lầm vì ngay lập tức chuyển sang đọc nội dung văn bản. Bước thứ hai chưa phải là đọc mà bạn vẫn nên tiếp tục luyện nghe.
Trong lần nghe ở bước đầu tiên, bạn có thể ghi chép một số từ khóa chính. Ở lần này, hãy lắng nghe cẩn thận, tìm thêm nhiều từ hoặc cụm từ bỏ lỡ. Đến bây giờ, bạn đã có thể hình dung khái quát về nội dung tệp âm thanh. Nếu chưa thể hình dung ra, đừng lo lắng mà hãy tiếp tục ghi lại những từ khóa quan trọng. Thực hiện liên tục nhiều lần, bạn có thể vẽ nên bức tranh tương đối chi tiết về nội dung nghe.
Ở bước hai, tôi khuyến khích các bạn nên nghe ít nhất ba lần với mỗi lần nghe để hiểu thêm một chút về tài liệu. Mục tiêu chính là sử dụng trình độ, kiến thức ngoại ngữ hiện tại để nghe hiểu càng nhiều càng tốt trước khi chuyển sang đọc nội dung. Khi bạn không thể nghe thêm bất cứ từ mới nào, hãy chuyển sang bước tiếp theo.
3. Đọc
Giờ là thời gian để đọc nội dung văn bản. Trong khi đọc, hãy đối chiếu ghi chú của bạn với nội dung văn bản để kiểm tra độ chính xác. Nếu gặp từ mới trong văn bản, bước đầu bạn nên đoán nghĩa của từ dựa theo bối cảnh hoặc câu văn. Khi thực sự không thể đoán được, hãy tra từ điển. Với những từ mới có thể sử dụng trong thực tế, bạn nên ghi lại và luyện tập sử dụng.
Với những từ bạn nhìn quen mắt nhưng không hiểu rõ nghĩa, hãy cứ tra cứu cẩn thận vì dù quen mắt bạn vẫn chưa biết cách sử dụng. Một số từ nghe rất khác với bạn vẫn hay luyện tập vì có thể được nói ở tốc độ bản địa. Bạn nên lưu ý chúng khi nghe lại tệp âm thanh.
4. Nghe kết hợp đọc
Khi đã đọc qua nội dung, tra cứu nghĩa của từ mới, bạn có thể nghe lại tệp âm thành nhiều lần kết hợp đọc văn bản. Đây là bước duy nhất bạn kết hợp thị giác và thính giác cùng nhau nên hãy tận dụng nó. Cố gắng kết nối âm thanh nghe được và nội dung văn bản, đặc biệt chú ý đến từ mới, cụm từ hoặc cách phát âm.
Nếu văn bản chứa nhiều từ mới, bạn nên chia nhỏ tệp âm thanh thành các đoạn để có thể kết hợp nghe hiểu và đọc hiểu cùng lúc. Bạn có thể nghe toàn bộ hoặc nghe một phần nội dung. Cá nhân tôi thường lặp lại bước này ít nhất hai lần.
5. Nghe không có văn bản
Bước cuối cùng là nghe lại tệp âm thanh nhưng thoát ly khỏi văn bản. Đến lúc này, bạn có thể nghe hiểu âm thanh tương đối tốt mà không cần đến sự trợ giúp bên ngoài.
Trong nhiều ngày sau, hãy nghe lại tệp âm thanh vào thời gian rảnh rỗi. Nếu bước này lặp lại càng nhiều lần, độ tự tin và mức độ am hiểu của bạn sẽ càng tăng cao. Sau này, bạn có thể nhanh chóng nắm bắt một số từ hoặc cụm từ trong giao tiếp hoặc những tệp âm thanh khác.
Để đăng ký giáo viên hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí: 
CÔNG TY CP HỢP TÁC QUỐC TẾ MINH QUANG
 HÀ NỘI : 229 Trần Quốc Hoàn - Dịch Vọng- Cầu Giấy - Hà Nội.
 Hotline : 024.6685.3355 - 0974. 622. 815 - 0966 188 169
 Email : giaovientienganh.edu@gmail.com
 Skype : giaovientienganh.edu

Thứ Bảy, 7 tháng 3, 2020

Theo các nghiên cứu cho thấy, chất lượng giáo viên tiếng anh quyết định 80% thành bại trong quá trình học của nhân viên. Vậy làm thế nào để tìm được một giáo viên dạy tiếng Anh cho trung tâm hoặc trường học? nguyên tắc sau sẽ giúp bạn, cùng MIC – Đội ngũ giáo viên Tiếng Anh tìm hiểu ngay nhé!

Phải là người bản ngữ

Đây là yếu tố quan trọng nhất, quyết định chất lượng của giáo viên. Nhiều trung tâm chống chế rằng giáo viên dạy tiếng Anh cho bạn là người Việt vẫn tốt, vì họ sẽ gần gũi với học viên hơn, dễ truyền thụ kinh nghiệm hơn. Thật ra, giáo viên bản ngữ phải là lựa chọn hàng đầu. Giáo viên tiếng Anh người Việt chỉ có thể làm tốt việc dạy ngữ pháp và từ vựng chứ họ khó có thể dạy cho học viên làm thế nào để sử dụng ngữ pháp, từ vựng và phát âm đúng cách khi bản thân họ không lớn lên trong môi trường sống mà mọi người đều sử dụng tiếng Anh như tiếng mẹ đẻ. Việc học viên học từ nguồn phát âm chuẩn nhất sẽ tránh được lỗi phát âm sai thường gặp ở các giáo viên người Việt. Điều này rất có ích cho việc phát triển kĩ năng nghe – nói của học viên.
Dạy học với giáo viên bản ngữ.

Có chứng chỉ giảng dạy chuyên nghiệp

Giáo viên chỉ cần là người ở nước nói tiếng Anh là tiếng mẹ đẻ là đủ? Điều này không chính xác. Để đảm bảo chất lượng giáo viên, nhất định phải có các chứng chỉ giảng dạy Anh ngữ chuyên nghiệp hoặc ít nhất trình độ Đại học. Các bằng cấp này sẽ đảm bảo cho trình độ sư phạm của giáo viên, chứng minh họ có khả năng truyền thụ kiến thức tốt và được đào tạo giảng dạy chuyên nghiệp. Tuyệt đối tránh xa các trung tâm chuyên cung cấp Tây ba lô dạy Anh ngữ để tránh tiền mất tật mang nhé.

Giáo viên dạy tiếng Anh phải có kinh nghiệm giảng dạy phù hợp

Không phải bất cứ giáo viên chuyên dạy tiếng Anh cho đơn vị nào cũng phù hợp với thực tế của bạn. “Một giáo viên chuyên dạy Anh văn dùng trong ngành Luật sẽ không dạy tốt tiếng Anh thương mại bằng một giáo viên chuyên tiếng Anh kinh tế – tài chính. Tùy vào đặc thù nghề nghiệp của bạn, nên chọn giáo viên dạy tiếng Anh có kinh nghiệm giảng dạy phù hợp nhất. Tốt nhất nên chọn giáo viên có bằng cấp đào tạo đúng chuyên ngành của và có nhiều năm giảng dạy trong lĩnh vực này.
Để đăng ký giáo viên hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí: 
CÔNG TY CP HỢP TÁC QUỐC TẾ MINH QUANG
 HÀ NỘI : 229 Trần Quốc Hoàn - Dịch Vọng- Cầu Giấy - Hà Nội.
 Hotline : 024.6685.3355 - 0974. 622. 815 - 0966 188 169
 Email : giaovientienganh.edu@gmail.com
 Skype : giaovientienganh.edu
BT: NtLam
người bản ngữ

NGUYÊN TẮC “VÀNG” CẦN BIẾT KHI TÌM GIÁO VIÊN TIẾNG ANH

Mic.seo3  |  at  tháng 3 07, 2020

Theo các nghiên cứu cho thấy, chất lượng giáo viên tiếng anh quyết định 80% thành bại trong quá trình học của nhân viên. Vậy làm thế nào để tìm được một giáo viên dạy tiếng Anh cho trung tâm hoặc trường học? nguyên tắc sau sẽ giúp bạn, cùng MIC – Đội ngũ giáo viên Tiếng Anh tìm hiểu ngay nhé!

Phải là người bản ngữ

Đây là yếu tố quan trọng nhất, quyết định chất lượng của giáo viên. Nhiều trung tâm chống chế rằng giáo viên dạy tiếng Anh cho bạn là người Việt vẫn tốt, vì họ sẽ gần gũi với học viên hơn, dễ truyền thụ kinh nghiệm hơn. Thật ra, giáo viên bản ngữ phải là lựa chọn hàng đầu. Giáo viên tiếng Anh người Việt chỉ có thể làm tốt việc dạy ngữ pháp và từ vựng chứ họ khó có thể dạy cho học viên làm thế nào để sử dụng ngữ pháp, từ vựng và phát âm đúng cách khi bản thân họ không lớn lên trong môi trường sống mà mọi người đều sử dụng tiếng Anh như tiếng mẹ đẻ. Việc học viên học từ nguồn phát âm chuẩn nhất sẽ tránh được lỗi phát âm sai thường gặp ở các giáo viên người Việt. Điều này rất có ích cho việc phát triển kĩ năng nghe – nói của học viên.
Dạy học với giáo viên bản ngữ.

Có chứng chỉ giảng dạy chuyên nghiệp

Giáo viên chỉ cần là người ở nước nói tiếng Anh là tiếng mẹ đẻ là đủ? Điều này không chính xác. Để đảm bảo chất lượng giáo viên, nhất định phải có các chứng chỉ giảng dạy Anh ngữ chuyên nghiệp hoặc ít nhất trình độ Đại học. Các bằng cấp này sẽ đảm bảo cho trình độ sư phạm của giáo viên, chứng minh họ có khả năng truyền thụ kiến thức tốt và được đào tạo giảng dạy chuyên nghiệp. Tuyệt đối tránh xa các trung tâm chuyên cung cấp Tây ba lô dạy Anh ngữ để tránh tiền mất tật mang nhé.

Giáo viên dạy tiếng Anh phải có kinh nghiệm giảng dạy phù hợp

Không phải bất cứ giáo viên chuyên dạy tiếng Anh cho đơn vị nào cũng phù hợp với thực tế của bạn. “Một giáo viên chuyên dạy Anh văn dùng trong ngành Luật sẽ không dạy tốt tiếng Anh thương mại bằng một giáo viên chuyên tiếng Anh kinh tế – tài chính. Tùy vào đặc thù nghề nghiệp của bạn, nên chọn giáo viên dạy tiếng Anh có kinh nghiệm giảng dạy phù hợp nhất. Tốt nhất nên chọn giáo viên có bằng cấp đào tạo đúng chuyên ngành của và có nhiều năm giảng dạy trong lĩnh vực này.
Để đăng ký giáo viên hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí: 
CÔNG TY CP HỢP TÁC QUỐC TẾ MINH QUANG
 HÀ NỘI : 229 Trần Quốc Hoàn - Dịch Vọng- Cầu Giấy - Hà Nội.
 Hotline : 024.6685.3355 - 0974. 622. 815 - 0966 188 169
 Email : giaovientienganh.edu@gmail.com
 Skype : giaovientienganh.edu
BT: NtLam

Có thể bạn quan tâm