Bài đăng mới

Hiển thị các bài đăng có nhãn tuyển dụng giáo viên tiếng anh. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn tuyển dụng giáo viên tiếng anh. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 11 tháng 6, 2020

MIC – Vào đầu năm học 2019 – 2020, hàng trăm học sinh khối lớp 7 và 8 Trường THCS Lý Tự Trọng, phường Gia Viên, Ngô Quyền, TP Hải Phòng chưa được học một tiết tiếng Anh nào.

Trao đổi với Phóng viên, một số phụ huynh có con đang theo học tại lớp 8C3 Trường THCS Lý Tự Trọng cho biết từ đầu năm học 2019-2020 đến nay học sinh lớp này chưa được học một tiết tiếng Anh nào.
“Chúng tôi rất sốt ruột khi nghe các con nói lại từ nhiều tuần nay, cứ đến giờ tiếng Anh là lại được tự quản với sự giám sát của một giáo viên bộ môn khác vì thiếu giáo viên dạy học tiếng Anh. Các cháu không được học như thế này liệu tới đây có ảnh hưởng tới việc học lên cao hơn của các cháu bởi dù sao thì đây cũng là môn học quan trọng?” – một phụ huynh lo lắng.
Theo nhiều phụ huynh, mặc dù họ đã có ý kiến tới hội phụ huynh, giáo viên chủ nhiệm nhưng đến nay hai khối 7 và 8 ở trường vẫn chưa được học tiếng Anh.
Bà Đào Thị Minh Phương – hiệu trưởng Trường THCS Lý Tự Trọng, thừa nhận hiện nay có hơn 250 học sinh của hai khối lớp 7 và 8 của nhà trường chưa được dạy học tiếng Anh từ đầu năm học 2019-2020.
Nói về nguyên nhân, bà Phương cho biết năm nay nhà trường có tổng cộng 15 lớp. Theo kế hoạch, mỗi lớp có 3 tiết tiếng Anh/tuần, tổng số 45 tiết theo kế hoạch đào tạo nhưng hiện nay cả trường chỉ còn duy nhất một giáo viên dạy tiếng Anh nên không thể đáp ứng được.
“Theo quy định của bộ, mỗi giáo viên chỉ có thể dạy tối đa 19 tiết, vì vậy các em học sinh khối 7 và 8 thời gian qua chưa được học môn tiếng Anh” – bà Phương nói thêm.
Trường THCS Lý Tự Trọng, quận Ngô Quyền, TP Hải Phòng không được dạy tiếng Anh vì trường thiếu giáo viên dạy môn này – Ảnh: TIẾN THẮNG
Theo bà Phương, trường đã báo cáo thực trạng này tới UBND quận Ngô Quyền để có hướng giải quyết bởi việc tuyển dụng giáo viên tiếng Anh là do UBND quận quyết định. “Trong lúc đợi giáo viên về tăng cường thêm thì chúng tôi chỉ còn cách bố trí giáo viên ở bộ môn khác tham gia quản lý học sinh” – bà Phương phân trần.
Một lãnh đạo UBND quận Ngô Quyền cho biết đơn vị này vừa qua đã tổ chức thi tuyển viên chức giáo viên tiếng Anh và đã tuyển được 3 người. Tuy nhiên, theo quy định, sau khi các giáo viên trúng tuyển sẽ phải chuyển lại các văn bằng, chứng chỉ gốc để quận chuyển cơ quan Công an tiến hành xác minh.
“Hiện nay hồ sơ của các giáo viên tiếng Anh trúng tuyển đang trong quá trình xác minh, hoàn thiện theo quy định nên những người trúng tuyển tạm thời chưa được phân công về trường để tham gia giảng dạy chính thức” – lãnh đạo này cho hay.
Cũng theo vị này, lãnh đạo Trường THCS Lý Tự Trọng cũng hơi “cứng nhắc” bởi thực tế trường hoàn toàn có thể “động viên” những người đã thi và trúng tuyển vừa qua về giảng dạy ở trường trước cho quen với công việc.
“Sau khi nhận được phản ánh, chúng tôi đã làm việc với lãnh đạo nhà trường và đưa ra hướng giải quyết trước mắt là vận động những giáo viên trúng tuyển trước đó tham gia giảng dạy ngay để chấm dứt tình trạng học sinh ‘ngồi chơi’ vì không có giáo viên tiếng Anh” – vị này thêm.
Để đăng ký giáo viên hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí: 
CÔNG TY CP HỢP TÁC QUỐC TẾ MINH QUANG
 HÀ NỘI : 229 Trần Quốc Hoàn - Dịch Vọng- Cầu Giấy - Hà Nội.
 Hotline : 024.6685.3355 - 0974. 622. 815 - 0966 188 169
 Email : giaovientienganh.edu@gmail.com
 Skype : giaovientienganh.edu
Theo: Tiến Thắng
tuyển dụng giáo viên tiếng anh

THIẾU GIÁO VIÊN TIẾNG ANH HÀNG TRĂM HỌC SINH ‘NGỒI CHƠI’ TẠI HẢI PHÒNG

Mic.seo3  |  at  tháng 6 11, 2020

MIC – Vào đầu năm học 2019 – 2020, hàng trăm học sinh khối lớp 7 và 8 Trường THCS Lý Tự Trọng, phường Gia Viên, Ngô Quyền, TP Hải Phòng chưa được học một tiết tiếng Anh nào.

Trao đổi với Phóng viên, một số phụ huynh có con đang theo học tại lớp 8C3 Trường THCS Lý Tự Trọng cho biết từ đầu năm học 2019-2020 đến nay học sinh lớp này chưa được học một tiết tiếng Anh nào.
“Chúng tôi rất sốt ruột khi nghe các con nói lại từ nhiều tuần nay, cứ đến giờ tiếng Anh là lại được tự quản với sự giám sát của một giáo viên bộ môn khác vì thiếu giáo viên dạy học tiếng Anh. Các cháu không được học như thế này liệu tới đây có ảnh hưởng tới việc học lên cao hơn của các cháu bởi dù sao thì đây cũng là môn học quan trọng?” – một phụ huynh lo lắng.
Theo nhiều phụ huynh, mặc dù họ đã có ý kiến tới hội phụ huynh, giáo viên chủ nhiệm nhưng đến nay hai khối 7 và 8 ở trường vẫn chưa được học tiếng Anh.
Bà Đào Thị Minh Phương – hiệu trưởng Trường THCS Lý Tự Trọng, thừa nhận hiện nay có hơn 250 học sinh của hai khối lớp 7 và 8 của nhà trường chưa được dạy học tiếng Anh từ đầu năm học 2019-2020.
Nói về nguyên nhân, bà Phương cho biết năm nay nhà trường có tổng cộng 15 lớp. Theo kế hoạch, mỗi lớp có 3 tiết tiếng Anh/tuần, tổng số 45 tiết theo kế hoạch đào tạo nhưng hiện nay cả trường chỉ còn duy nhất một giáo viên dạy tiếng Anh nên không thể đáp ứng được.
“Theo quy định của bộ, mỗi giáo viên chỉ có thể dạy tối đa 19 tiết, vì vậy các em học sinh khối 7 và 8 thời gian qua chưa được học môn tiếng Anh” – bà Phương nói thêm.
Trường THCS Lý Tự Trọng, quận Ngô Quyền, TP Hải Phòng không được dạy tiếng Anh vì trường thiếu giáo viên dạy môn này – Ảnh: TIẾN THẮNG
Theo bà Phương, trường đã báo cáo thực trạng này tới UBND quận Ngô Quyền để có hướng giải quyết bởi việc tuyển dụng giáo viên tiếng Anh là do UBND quận quyết định. “Trong lúc đợi giáo viên về tăng cường thêm thì chúng tôi chỉ còn cách bố trí giáo viên ở bộ môn khác tham gia quản lý học sinh” – bà Phương phân trần.
Một lãnh đạo UBND quận Ngô Quyền cho biết đơn vị này vừa qua đã tổ chức thi tuyển viên chức giáo viên tiếng Anh và đã tuyển được 3 người. Tuy nhiên, theo quy định, sau khi các giáo viên trúng tuyển sẽ phải chuyển lại các văn bằng, chứng chỉ gốc để quận chuyển cơ quan Công an tiến hành xác minh.
“Hiện nay hồ sơ của các giáo viên tiếng Anh trúng tuyển đang trong quá trình xác minh, hoàn thiện theo quy định nên những người trúng tuyển tạm thời chưa được phân công về trường để tham gia giảng dạy chính thức” – lãnh đạo này cho hay.
Cũng theo vị này, lãnh đạo Trường THCS Lý Tự Trọng cũng hơi “cứng nhắc” bởi thực tế trường hoàn toàn có thể “động viên” những người đã thi và trúng tuyển vừa qua về giảng dạy ở trường trước cho quen với công việc.
“Sau khi nhận được phản ánh, chúng tôi đã làm việc với lãnh đạo nhà trường và đưa ra hướng giải quyết trước mắt là vận động những giáo viên trúng tuyển trước đó tham gia giảng dạy ngay để chấm dứt tình trạng học sinh ‘ngồi chơi’ vì không có giáo viên tiếng Anh” – vị này thêm.
Để đăng ký giáo viên hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí: 
CÔNG TY CP HỢP TÁC QUỐC TẾ MINH QUANG
 HÀ NỘI : 229 Trần Quốc Hoàn - Dịch Vọng- Cầu Giấy - Hà Nội.
 Hotline : 024.6685.3355 - 0974. 622. 815 - 0966 188 169
 Email : giaovientienganh.edu@gmail.com
 Skype : giaovientienganh.edu
Theo: Tiến Thắng

Thứ Sáu, 11 tháng 10, 2019

Hôm nay trung tâm cung cấp giáo viên quốc tế Mic xin phép đưa ra một vài cách học tiếng anh hay và cực kỳ hiệu quả và được sự tư vấn với đội ngũ giảng viên quốc tế tư vấn là hiệu quả nhất để học tiếng anh.
Đó là cách học qua các kênh bản tin quốc tế.
BBC cung cấp các tài liệu học tiếng Anh dành cho người học và giảng viên. Qua các bản tin ngắn của  BBC với nhiều tình huống sinh động trong đời thường các bạn sẽ phát hiện khả năng của mình tăng lên đáng kể. Ngoài những bản tin ngắn, BBC còn có một hệ thống các video dạy phát âm, viết, ngữ pháp… giúp bạn nâng cao khả năng tiếng Anh của mình một cách toàn vẹn. Tuy nhiên bạn chỉ nên học BBC khi trình độ tiếng Anh của bạn ở mức khá.
Học tiếng Anh qua các bản tin về nhiều đề tài khác nhau của VOA (Mỹ). Thích hợp cho các bạn muốn mở rộng vốn từ của mình, học cách phát âm, ngữ điệu của người Mỹ. Mỗi bản tin của VOV đều có phụ đề bên dưới do đó bạn có thể vừa nghe và vừa luyện đọc theo. Vừa nắm bắt tin tức vừa học tiếng Anh, thật thú vị phải không?
CNN lại là một kênh học tiếng Anh qua tin tức nữa cho bạn lựa chọn. Cũng giống với BBC, CNN là kênh tổng hợp các tin tức theo dạng tin nhắn, mỗi video chỉ dài từ 1-15 phút, rất phù hợp cho các bạn muốn học tiếng Anh. Các bản tin được chia theo các chủ đề do đó bạn có thể lựa chọn chủ đề mà mình yêu thích và học. CNN là đài của nước Mỹ nên rất phù hợp với những ai muốn học tiếng Anh – Mỹ.
ĐỘI NGŨ MIC XIN CHÚC CÁC BẠN HỌC TỐT 🙂
voa learning english

GIỎI TIẾNG ANH VỚI 3 BẢN TIN QUỐC TẾ

Mic.seo3  |  at  tháng 10 11, 2019

Hôm nay trung tâm cung cấp giáo viên quốc tế Mic xin phép đưa ra một vài cách học tiếng anh hay và cực kỳ hiệu quả và được sự tư vấn với đội ngũ giảng viên quốc tế tư vấn là hiệu quả nhất để học tiếng anh.
Đó là cách học qua các kênh bản tin quốc tế.
BBC cung cấp các tài liệu học tiếng Anh dành cho người học và giảng viên. Qua các bản tin ngắn của  BBC với nhiều tình huống sinh động trong đời thường các bạn sẽ phát hiện khả năng của mình tăng lên đáng kể. Ngoài những bản tin ngắn, BBC còn có một hệ thống các video dạy phát âm, viết, ngữ pháp… giúp bạn nâng cao khả năng tiếng Anh của mình một cách toàn vẹn. Tuy nhiên bạn chỉ nên học BBC khi trình độ tiếng Anh của bạn ở mức khá.
Học tiếng Anh qua các bản tin về nhiều đề tài khác nhau của VOA (Mỹ). Thích hợp cho các bạn muốn mở rộng vốn từ của mình, học cách phát âm, ngữ điệu của người Mỹ. Mỗi bản tin của VOV đều có phụ đề bên dưới do đó bạn có thể vừa nghe và vừa luyện đọc theo. Vừa nắm bắt tin tức vừa học tiếng Anh, thật thú vị phải không?
CNN lại là một kênh học tiếng Anh qua tin tức nữa cho bạn lựa chọn. Cũng giống với BBC, CNN là kênh tổng hợp các tin tức theo dạng tin nhắn, mỗi video chỉ dài từ 1-15 phút, rất phù hợp cho các bạn muốn học tiếng Anh. Các bản tin được chia theo các chủ đề do đó bạn có thể lựa chọn chủ đề mà mình yêu thích và học. CNN là đài của nước Mỹ nên rất phù hợp với những ai muốn học tiếng Anh – Mỹ.
ĐỘI NGŨ MIC XIN CHÚC CÁC BẠN HỌC TỐT 🙂

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ trao đổi một số vấn đề ngành Giáo dục tỉnh Điện Biên quan tâm khi triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới.
Giáo viên và cán bộ giáo dục của Điện Biên đã gửi đến Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ những băn khoăn và kiến nghị trong việc triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới. Trong đó có việc thừa thiếu giáo viên, đặc biệt là giáo viên tiếng Anh.
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ và đoàn công tác của Bộ GDĐT vừa có chuyến công tác tại tỉnh Điện Biên. Tại đây, người đứng đầu ngành giáo dục đã có cuộc trao đổi với giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục địa phương về công tác chuẩn bị triển khai chương trình phổ thông mới và khảo sát tình hình sát nhập, dồn dịch trường, điểm trường tại một số cơ sở giáo dục.
Băn khoăn việc thừa thiếu và chất lượng giáo viên
Tại buổi làm việc, ông Nguyễn Văn Kiên – Giám đốc Sở GDĐT tỉnh Điện Biên cho biết,  Sở đã tham mưu cho UBND tỉnh ban hành Quyết định thành lập Ban Chỉ đạo đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông; kế hoạch triển khai cũng đang được thực hiện đảm bảo đúng tiến độ và phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương.
Tỉnh cũng đã huy động, lồng ghép các nguồn vốn đầu tư bổ sung cơ sở vật chất, thiết bị trường học. Tuy nhiên, theo thống kê, Điện Biên hiện còn hơn 30% phòng học bán kiên cố, phòng học tạm.
Bên cạnh đó, vấn đề thừa thiếu giáo viên cũng được cán bộ giáo dục ở Điện Biên đặt ra. Ông Lê Văn Thống – Trưởng Phòng GDĐT huyện Mường Ẳng chia sẻ, đội ngũ giáo viên được đào tạo ở nhiều giai đoạn khác nhau với các hệ đào tạo khác nhau, nên không đồng bộ về kiến thức, đây sẽ là khó khăn khi tiếp thu một chương trình mới. Ngoài ra, một bộ phận giáo viên vẫn dạy theo cách cũ nên ngại đổi mới.
 
Ông Lê Văn Thống – Trưởng Phòng GDĐT huyện Mường Ẳng.  
Cũng về vấn đề đội ngũ, ông Nguyễn Đức Cường – Trưởng phòng GDĐT huyện Điện Biên – lo lắng về tình trạng thiếu giáo viên tiếng Anh, vì chương trình mới tiếng Anh sẽ trở thành môn học bắt buộc. Ông Cường cho biết, việc tuyển dụng giáo viên tiếng Anh tại địa phương rất khó, vừa thiếu nguồn tuyển, chất lượng nguồn tuyển cũng hạn chế.
Chia sẻ khó khăn với giáo viên tiếng anh vùng cao
Giải đáp những băn khoăn về đội ngũ giáo viên, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho biết, hiện Bộ GDĐT đang chỉ đạo một số trường sư phạm trọng điểm xây dựng các chuyên đề bồi dưỡng phù hợp với 4 nhóm đối tượng cụ thể: Cán bộ quản lý cấp sở, phòng; đội ngũ hiệu trưởng, hiệu phó; giảng viên các trường sư phạm và đội ngũ giáo viên.
Bộ trưởng cũng đề cập đến hình thức bồi dưỡng, trong đó trực tuyến được ưu tiên trước. Hình thức này sẽ phát huy tác dụng ngay với những tỉnh miền núi điều kiện đi lại còn khó khăn như Điện Biên.
 
Dịp này, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cũng thăm một lớp học của Trường Tiểu học và THCS xã Pa Thơm.
Trước thực tế thừa thiếu giáo viên ở một số môn học như tiếng Anh, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đề nghị tỉnh Điện Biên có các giải pháp linh hoạt để khắc phục. Bộ GDĐT cũng sẽ tham mưu cho Chính phủ để thực hiện chế độ chuyển vùng, tạo điều kiện cho giáo viên từ miền xuôi lên miền núi giảng dạy. Đối với những giáo viên không đáp ứng được yêu cầu cần xem xét để chuyển đổi.
Chia sẻ khó khăn, vất vả với giáo viên vùng cao, Bộ trưởng cho biết, Bộ GDĐT đã và đang nỗ lực thực hiện nhiều giải pháp để cải thiện điều kiện làm việc, chế độ đãi ngộ cho giáo viên, nhằm làm giảm áp lực, tạo động lực cho đội ngũ, nhất là những giáo viên miền núi, vùng sâu vùng xa.
Theo: MINH THU
voa learning english

LO THIẾU GIÁO VIÊN TIẾNG ANH KHI DẠY CHƯƠNG TRÌNH MỚI

Mic.seo3  |  at  tháng 10 11, 2019

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ trao đổi một số vấn đề ngành Giáo dục tỉnh Điện Biên quan tâm khi triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới.
Giáo viên và cán bộ giáo dục của Điện Biên đã gửi đến Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ những băn khoăn và kiến nghị trong việc triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới. Trong đó có việc thừa thiếu giáo viên, đặc biệt là giáo viên tiếng Anh.
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ và đoàn công tác của Bộ GDĐT vừa có chuyến công tác tại tỉnh Điện Biên. Tại đây, người đứng đầu ngành giáo dục đã có cuộc trao đổi với giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục địa phương về công tác chuẩn bị triển khai chương trình phổ thông mới và khảo sát tình hình sát nhập, dồn dịch trường, điểm trường tại một số cơ sở giáo dục.
Băn khoăn việc thừa thiếu và chất lượng giáo viên
Tại buổi làm việc, ông Nguyễn Văn Kiên – Giám đốc Sở GDĐT tỉnh Điện Biên cho biết,  Sở đã tham mưu cho UBND tỉnh ban hành Quyết định thành lập Ban Chỉ đạo đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông; kế hoạch triển khai cũng đang được thực hiện đảm bảo đúng tiến độ và phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương.
Tỉnh cũng đã huy động, lồng ghép các nguồn vốn đầu tư bổ sung cơ sở vật chất, thiết bị trường học. Tuy nhiên, theo thống kê, Điện Biên hiện còn hơn 30% phòng học bán kiên cố, phòng học tạm.
Bên cạnh đó, vấn đề thừa thiếu giáo viên cũng được cán bộ giáo dục ở Điện Biên đặt ra. Ông Lê Văn Thống – Trưởng Phòng GDĐT huyện Mường Ẳng chia sẻ, đội ngũ giáo viên được đào tạo ở nhiều giai đoạn khác nhau với các hệ đào tạo khác nhau, nên không đồng bộ về kiến thức, đây sẽ là khó khăn khi tiếp thu một chương trình mới. Ngoài ra, một bộ phận giáo viên vẫn dạy theo cách cũ nên ngại đổi mới.
 
Ông Lê Văn Thống – Trưởng Phòng GDĐT huyện Mường Ẳng.  
Cũng về vấn đề đội ngũ, ông Nguyễn Đức Cường – Trưởng phòng GDĐT huyện Điện Biên – lo lắng về tình trạng thiếu giáo viên tiếng Anh, vì chương trình mới tiếng Anh sẽ trở thành môn học bắt buộc. Ông Cường cho biết, việc tuyển dụng giáo viên tiếng Anh tại địa phương rất khó, vừa thiếu nguồn tuyển, chất lượng nguồn tuyển cũng hạn chế.
Chia sẻ khó khăn với giáo viên tiếng anh vùng cao
Giải đáp những băn khoăn về đội ngũ giáo viên, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho biết, hiện Bộ GDĐT đang chỉ đạo một số trường sư phạm trọng điểm xây dựng các chuyên đề bồi dưỡng phù hợp với 4 nhóm đối tượng cụ thể: Cán bộ quản lý cấp sở, phòng; đội ngũ hiệu trưởng, hiệu phó; giảng viên các trường sư phạm và đội ngũ giáo viên.
Bộ trưởng cũng đề cập đến hình thức bồi dưỡng, trong đó trực tuyến được ưu tiên trước. Hình thức này sẽ phát huy tác dụng ngay với những tỉnh miền núi điều kiện đi lại còn khó khăn như Điện Biên.
 
Dịp này, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cũng thăm một lớp học của Trường Tiểu học và THCS xã Pa Thơm.
Trước thực tế thừa thiếu giáo viên ở một số môn học như tiếng Anh, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đề nghị tỉnh Điện Biên có các giải pháp linh hoạt để khắc phục. Bộ GDĐT cũng sẽ tham mưu cho Chính phủ để thực hiện chế độ chuyển vùng, tạo điều kiện cho giáo viên từ miền xuôi lên miền núi giảng dạy. Đối với những giáo viên không đáp ứng được yêu cầu cần xem xét để chuyển đổi.
Chia sẻ khó khăn, vất vả với giáo viên vùng cao, Bộ trưởng cho biết, Bộ GDĐT đã và đang nỗ lực thực hiện nhiều giải pháp để cải thiện điều kiện làm việc, chế độ đãi ngộ cho giáo viên, nhằm làm giảm áp lực, tạo động lực cho đội ngũ, nhất là những giáo viên miền núi, vùng sâu vùng xa.
Theo: MINH THU

Có thể bạn quan tâm